Thưa PGS TS con em năm nay 11 tuổi cháu bị đau bụng bắt đầu đau nhiều nhất là trước khi đi ngủ phải mất gần 2 tiếng và đau âm ỉ suốt ngày em có đưa cháu đi nội soi được bác sỹ kết luận cháu bị ” Viêm xung huyết nhẹ hạng vị dạ dầy” cháu có uống 1 đợt thuốc Pepsin 40 gói, rablet 10 viên, nospa 40mg 10 viên. cháu uống hết đơn nhưng không đỡ. và có uống thêm 1 đợt thuốc nữa. omeprazole, gastrolim, praverix. nhưng cháu không thấy đỡ hiện tại cháu đau gần 2 tháng rồi, xin hỏi bác sỹ cháu cần phải uống thuốc hay có cách gì để phát hiện bệnh của cháu a.
Trả lời
Chào chị Trang,
Triệu chứng đau bụng âm ỉ và đau tăng về đêm khá đặc trưng cho bệnh lý dạ dày và kết quả nội soi cũng cho thấy cháu bé có bị viêm dạ dày, tuy nhiên triệu chứng trên cũng có thể gặp trong một số bệnh lý khác nữa. Theo thông tin chị cung cấp thì cháu bé đã được sử dụng các thuốc ức chế tiết acid dạ dày và có cả 1 kháng sinh trong đơn thứ 2. Nhưng bởi vì thông tin trên còn thiếu sót khá nhiều nên chúng tôi đưa ra 1 vài dự đoán cho trường hợp của cháu bé như sau:
- Thứ nhất: các thuốc đã được sử dụng đúng hướng dẫn hay chưa? Ở đây có các loại thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn, pH trong dạ dày nên thời điểm uống thuốc trước ăn hay sau ăn ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị. Chẳng hạn như đối với rablet và omeprazole là thuốc ức chế tiết acid dạ dày cần uống trước ăn tối thiểu 30 phút, praverix (kháng sinh amoxicillin) cần uống sau ăn.
- Thứ 2, cần trả lời cho câu hỏi cháu bé bị viêm dạ dày vì nguyên nhân gì? Có phải là do nhiễm khuẩn Hp hay không (căn cứ vào xét nghiệm)? Nếu đúng là cháu bé bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thì cần sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp theo khuyến cáo, bao gồm ít nhất 2 kháng sinh và 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Trong đơn số 2 bác sỹ có sử dụng kháng sinh nhưng chỉ có 1 loại, như vậy cũng không đủ hiệu lực tiệt trừ Hp.
- Thứ 3, khi điều trị đúng nguyên nhân, đúng hướng dẫn mà triệu chứng của trẻ không giảm bớt thì cần xem xét tới nguyên nhân khác ngoài dạ dày, (chẳng hạn như viêm tụy) có thể gây ra tình trạng đau bụng của bé.
Như vậy thì chị nên đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi uy tín để các bác sỹ thăm khám kỹ lưỡng, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích với chị. Nếu cần tư vấn về bệnh lý đường tiêu hóa chị có thể gọi điện trực tiếp tới số máy 01656.516.996 hoặc 0903 294 739 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.
Chúc chị và gia đình sức khỏe,
Dang thu hien says
Thưa bs. Cháu đang cho con bú mà đieu tri hp theo toa:
1/labavie
2/ovac 20mg
3/domperidon 10mg NT
4/clarithromycin 500mg
5/amoxicilin 500mg
6/alverin 40mg
7/stomagold 500mg
8/tinidazol h
Có cho con bú có sao không
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu sử dụng đơn thuốc trên tốt nhất bạn nên cho bé ngừng bú vì các thuốc trong đơn trên có khả năng bài tiết qua sữa và ảnh hưởng tới em bé bú sữa.
Trường hợp bắt buộc phải uống kháng sinh thì bạn nên ngừng cho bé bú, trường hợp có thể trì hoãn thì giải pháp an toàn hơn là sử dụng GastimunHP đơn độc để giảm dần tải lượng hp về mức âm tính, ngăn chặn tiến triển của bệnh trong thời gian cho con bú.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Ngoc hoan nguyễn says
Dạ e chào bs ạh
Tuần trước e có đj nội soi dạ dày thì bs chẩn đoán e bi hp và phù nề nang vị.bs kê toa cho e gồm:
1:amoxycilin
2:clarithromycin
3 tinidazol
4 emanera
5 grangel magnesi hydroxit
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đơn thuốc trên của bạn có phác đồ tiệt trừ Hp 4 thuốc (gồm 3 kháng sinh và 1 thuốc ức chế tiết acid dịch vị). Phần thông tin bạn gửi còn thiếu về liều lượng và thời điểm uống thuốc nên chúng tôi bổ sung thông tin để bạn đối chiếu và điều chỉnh nếu khi có nhầm lẫn:
1/ Amoxycilin 500mg ngày 4 viên chia 2 lần sau ăn
2/ Clarithromycin 500mg ngày 2 viên chia 2 lần sau ăn
3/ Tinidazol 500mg ngày 2 viên chia 2 lần sau ăn
4/ Emanera (esomeprazole 20 mg) ngày 2 viên chia 2 lần trước ăn sáng, tối 30 phút
5/ Grangel magnesi hydroxit: uống sau ăn 2h.
Bên cạnh đó hiện nay do tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng nên có nhiều trường hợp bị thất bại với các phác đồ điều trị thông thường. Do đó bạn có thể cân nhắc sử dụng kết hợp phác đồ trên cùng kháng thể kháng Hp của Nhật Bản là OvalgenHP (GastimunHP) để nâng cao tỉ lệ thành công, chống vi khuẩn kháng thuốc.
Chúc bạn mạnh khỏe,
NguyễnThị Vân Anh says
chào bác sĩ, con tôi năm nay 11 tuổi cháu bị đau bụng,chóng mặt ,buồn nôn,ợ hơi..tôi cho cháu đi khám và bác sĩ có cháu một dơn thuốc như sau : 1) Amoxicilin500mg số lượng 60v ngày uống 4v chi 2 lần trước ăn, 2)Metronidazole(Flagyl 250mg) số lượng 60v ngày uống 4v chia 2 lần sau ăn. 3)Tripotassium(Trymo) số lượng 60v ngày uống 4v chia 2 lần trước ăn. 4)Esomeprazol(Asgizole 20mg) số lượng 56v ngày uống 2v chia 2 lần trước ăn. 5) Calci glubionase,Calci lactobionase(Polcalmex 150ml) số lượng 1 chai ngày uống 10ml chia 2 lần.
tôi có đọc nhiều bài viết tham khảo bệnh của con tôi và tôi thấy có bài hỏi bs tư vấn mà bệnh nhân mắc bệnh như con tôi và tuổi bằng con tôi nhưng bs bảo là kháng sinh Amoxicilin là uống sau ăn ,vậy mà trong đơn của con tôi họ lại cho kháng sinh đó uống trước ăn .Vậy có đúng không ,thưa bác sĩ? Tôi rất lo lắng ,vậy xin bs trả lời giúp tôi. Và bệnh này có điều trị khỏi hẳn được không thưa bác sĩ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kháng sinh amoxicillin bị phân hủy trong môi trường acid, chính vì vậy thời điểm uống nên là sau bữa ăn để đảm bảo hiêu quả tiệt trừ Hp tốt nhất.
Các thuốc còn lại bạn cho bé uống theo chỉ dẫn. Bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp có thể điều trị thành công nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, tỉ lệ thất bại khi điều trị khá cao do khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng. Vì vậy để tăng tỉ lệ tiệt trừ thành công nên phối hợp phác đồ điều trị cùng kháng thể kháng Hp của Nhật Bản là GastimunHP ngay từ đầu, đặc biệt với trẻ em thì việc phối hợp như vậy là cần thiết vì có ít kháng sinh an toàn để lựa chọn cho trẻ nhỏ.
Sau khi tiệt trừ Hp thành công thì trẻ vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm, do đó cần có các biện pháp để phòng ngừa tái nhiễm. Bạn tham khảo thêm trong bài viết: http://gastimunhp.vn/lam-gi-de-khong-bi-tai-nhiem-vi-khuan-hp-7612/
Trường hợp cần biết thêm các thông tin khác bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 01656.516.996
Chúc bạn mạnh khỏe,