Thưa bs. Nhà em có bố em bị nhiễm HP và bị viêm dạ dày 2 năm nay điều trị hết hp nhưng 1 thời gian sau lại nhiễm lại mà không khỏi hẳn, hiện không điều trị mà chỉ dùng nghệ và mật ong. Em năm nay 29 tuổi tự nhiên có biểu hiện ăn không tiêu chướng bụng 3-4 ngày không hết. Em đi khám và nội soi được chẩn đoán là viêm loét dạ dày hành tá tràng, dương tính với HP. Bs cho em hỏi liệu em có điều trị khỏi không ? . Bố em và em có cần điều trị đồng thời hay không? Em có con nhỏ 3 tuổi liệu có nguy cơ nhiễm HP không ạ?
Trả lời
Chào bạn,
Viêm dạ dày do vi khuẩn HP có thể điều trị khỏi với phác đồ điều trị HP phù hợp. Tuy nhiên hiện tại do gia đình bạn có bố bạn có bệnh lý dạ dày và nhiễm HP chưa được tiệt trừ nên sau khi điều trị thành công bố bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm lại lý do vi khuẩn HP dễ dàng lây nhiễm qua đường tiêu hóa như miệng-miệng, phân- miệng, dạ dày- miệng. Đặc biệt là trong gia đình nguồn lây nhiễm cao do thói quen ăn uống và sinh hoạt cùng nhau như chung bát đũa, chung bát nước mắm, thói quen mớm thức ăn và hôn trẻ. Theo nghiên cứu của Đặng Việt Hằng và Cs báo cáo tại Hội Nghị Tiêu hóa Đông Nam Á 11/ 2018 cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HP trong gia đình rất cao, tỷ lệ lây nhiễm chung là 88.9%, đặc biệt là trẻ < 8 tuổi có tỷ lệ lây nhiễm HP 95,5%.
Chính vì vậy bé nhà bạn và các thành viên khác đều có nguy cơ lây nhiễm HP từ bố bạn và bạn. Tuy nhiên không phải ai nhiễm HP cũng có bệnh lý về dạ dày vì còn tùy thuộc vào khả năng phản ứng của cơ thể với vi khuẩn và sức đề kháng của người nhiễm bệnh. Do đó việc điều trị nhiễm Hp nên được tiến hành trong cả gia đình, tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh khi chưa có bệnh lý dạ dày là không cần thiết. Bởi vậy để phòng ngừa lây nhiễm HP cho bé và các thành viên khác trong gia đình bạn và bố bạn cần điều trị HP triệt để với phác đồ điều trị HP kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP làm tăng hiệu quả điều trị HP đồng thời giảm viêm và giảm nhẹ các biểu hiện bệnh lý dạ dày.
Bên cạnh đó bạn nên cho bé và các thành viên khác trong gia đình sử dụng kháng thể OvalgenHP liều 1 gói/ ngày x 10 ngày/ tháng nhắc lại hàng tháng ít nhất cho tới 1 năm sau khi bạn và bố bạn tiệt trừ hết HP hoặc cho tới khi bé lên 8 tuổi để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm HP đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về da dày.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Phạm thị tuyết says
Xin hỏi.tôi mới lấy ks ở bạch mai,giờ uống thuốc shop tư vấn kết hơp với thuốc sắt đc k
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
GastimunHP chứa kháng thể OvalgenHP được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà chỉ tác động lên vi khuẩn HP tại niêm mạc dạ dày, không hấp thu vào máu, nên không ảnh hưởng đến các thuốc khác khi dùng chung. Bởi vậy khi sử dụng kháng thể OvalgenHP sẽ không ảnh hưởng tới việc bổ sung Sắt.
Ngoài ra trong điều trị HP thì việc sử dụng OvalgenHP khi phối hợp với kháng sinh giúp tăng hiệu quả điều trị HP
Theo nghiên cứu được thực hiện tại BVTƯ quân đội 108 vào năm 2015 cho thấy, nếu bệnh nhân chỉ sử dụng phác đồ diệt Hp có hai loại kháng sinh Amoxiclin, Clarithromycin kết hợp 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày thì có tỷ lệ tiệt trừ Hp thành công là 41%. Trong khi đó nếu kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP cùng phác đồ này thì có tỷ lệ tiệt trừ thành công Hp là 78%. Như vậy hiệu quả điều trị hp khi có sử dụng kết hợp thêm OvalgenHP tăng gần gấp 2 lần so với phác đồ điều trị HP thông thường.
Trong nghiên cứu cũng ghi nhận nhóm bệnh nhân được sử dụng phối hợp thêm OvalgenHP được cải thiện triệu chứng sớm hơn, như vậy thì trên thực tế có thể giúp bệnh nhân giảm bớt khó chịu nhanh chóng và tuân thủ điều trị tốt hơn.
Chính vì vậy bạn nên sử dụng kết hợp OvalgenHP liều 2 gói chia 2 lần/ ngày sau ăn x 2-4 tuần cùng phác đồ kháng sinh để tăng cường hiệu quả điều trị HP.
Bạn có thể gửi lại đơn thuốc để chúng tôi tư vấn thêm cách sử dụng thuốc trong phác đồ điều trị kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Lê thị hà says
Bác sĩ cho mình hỏi bé nhà mình hay bị đau bụng ở rốn vào buổi tối thì có phải đau dạ dày không ạ .
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đau bụng quanh rốn ở trẻ nhỏ nếu tái diễn vào thời điểm nhất định trong ngày có liên quan đến bữa ăn thì nguyên nhân có thể gợi ý đến bệnh lý dày. Tuy nhiên bạn nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa nhi uy tín để thăm khám chẩn đoán chính xác vf điều trị sớm cho bé.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Chang says
Chào bác sỹ . E có con nhỏ 4 tháng tuổi bà nội cháu bị vi rút HP dạ dày bà hay mớm thức ăn cho cháu. Liệu có bị lây nhiễm ko ạ và cách kiểm tra ntn ạ. Cảm ơn bác sỹ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa nên việc nhai mớm thức ăn có thể khiến bé bị lây vi khuẩn HP từ bà. Nhưng không phải ai cũng nhiễm khuẩn HP cũng mắc bệnh lý dạ dày. Theo nghiên cứu chỉ có khoảng 15-20% người nhiễm HP sẽ bị bệnh dạ dày. Do đó, việc xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP cho bé là chưa cần thiết vì bé còn rất nhỏ, kể cả có phát hiện nhiễm khuẩn HP cũng chưa nên điều trị ngay.
Trước tiên bà nội cháu bé hiện đang mắc bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì nên điều trị sớm, triệt để nhằm loại bỏ nguồn lây nhiễm trong gia đình. Bên cạnh đó bà cũng không nên mớm cơm cho cháu vì đây là một thói quen không tốt. Ngoài lây nhiễm khuẩn HP thì nhai mớm thức ăn còn có nguy cơ truyền nhiễm nhiều chủng vi khuẩn, virus nguy hiểm từ người lớn sang cho em bé chưa được phát triển hoàn thiện hệ thống miễn dịch.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Quỳnh says
Cho em hỏi với ạ
Ba em có tiền sử loét dạ dày tá tràng, Hp+. Mấy hôm nay đau nhiều vùng thượng vị, đau về đêm, mất ngủ và hau ợ hơi buồn nôn.
Vậy nên chữa trị ntn, phác đồ thuốc ntn là được ạ
Em cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn HP để điều trị tốt trước tiên cần diệt trừ triệt để vi khuẩn HP bằng phác đồ kháng sinh thích hợp. Theo thông tin bạn cung cấp thì bệnh nhân đã từng phát hiện bệnh trước đây, như vậy có thể đã từng sử dụng qua phác đồ điều trị nhưng chưa hết HP, hoặc đã bị tái nhiễm. Khi đó, cần căn cứ trên lịch sử dùng thuốc của bệnh nhân cũng như tình hình kháng thuốc tại địa phương để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Do vậy, bệnh nhân cần trực tiếp tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám lại.
Trong đợt điều trị kế tiếp ba bạn lưu ý cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ và nhất thiết nên phối hợp phác đồ điều trị cùng kháng thể kháng Hp là OvalgenHP (GastimunHP) ngay từ đầu để nâng cao hiệu lực tiệt trừ hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. GastimunHP có tác dụng làm tổn thương vách tế bào của vi khuẩn hp, tạo điều kiện cho kháng sinh xâm nhập vào bên trong để tiêu diệt vi khuẩn một cách thuận lợi hơn. Đồng thời, GastimunHP sẽ làm giảm hoạt tính của men urease khiến vi khuẩn hp mất khả năng thích nghi trong môi trường dạ dày; giảm khả năng bám dính và ngưng kết vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị đào thải theo nhu động đường tiêu hóa hoặc bị đại thực bào bắt giữ. Do đó mà khi phối hợp cùng phác đồ điều trị, GastimunHP sẽ cải thiện đáng kể tỉ lệ tiệt trừ hp thành công. Liều sử dụng của GastimunHP khi phối hợp với phác đồ tiệt trừ Hp là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2- 4 tuần.
Trước khi bắt đầu liệu trình điều trị kế tiếp bạn có thể gửi lại cho chúng tôi đơn thuốc (cả đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ mà ba bạn đã sử dụng) để chúng tôi kiểm tra, tư vấn điều chỉnh nếu cần thiết nhằm đạt được hiệu quả tối đa.
Chúc bạn mạnh khỏe,