Theo thống kê của ngành y tế, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh dạ dày cao nhất thế giới, trong đó có đến 60% dân số nhiễm bệnh mà chủ yếu là ở thành thị. Ngoài thói quen, chế độ sinh hoạt và môi trường sống thì một lý do cũng hết sức quan trọng đó là áp lực công việc, stress và tinh trạng sử dụng thuốc tân dược một cách tràn lan thiếu kiểm soát.
Nội dung chính
Quan điểm của Đông y
Y học cổ truyền xếp dạ dày – tá tràng vào phạm vi “Tỳ vị”. Trong thiên “Khôn hóa thái chân”, Hải Thượng Lãn Ông (y tổ ngành y học cổ truyền Việt Nam) lý giải: “Sự sống con người lấy tỳ vị làm chủ. Tỳ giữ chức vận hóa, vị giữ chức thu nạp. Một bên nạp, một bên vận hóa , chuyển biến thức ăn thành chất tinh hoa sinh ra tinh khí nuôi dưỡng cơ thể, thấu suốt khắp kinh mạch và lạc mạch toàn thân”. Chính vì vậy YHCT quy kết vào 3 nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng:
Tỳ vị hư yếu
Tỳ (lá lách) làm chủ ở trung tiêu, quan hệ biểu lý với vị, chủ việc vận chuyển thực phẩm và nước uống, dinh dưỡng cho toàn thân, đồng thời chủ về da thịt, thống nhiếp huyết dịch. Tỳ khí hư thì ăn uống kém sút, khó tiêu, bụng trướng, đại tiện lỏng, suy nhược, sắc mặt úa vàng… Vị (dạ dày) là cái bể chứa cơm nước, chủ việc thu nạp. Phàm ăn uống không tiến độ, no đói thất thường, nóng lạnh chợt biến đều ảnh hưởng tới vị.
Tỳ vị làm chủ ở trung tiêu, quan hệ biểu lý với vị, chủ việc vận động thực phẩm và nước uống, dinh dưỡng cho toàn thân, đồng thời chủ về da thịt, thống nhiếp huyết dịch. Tỳ khí hư thì ăn uống kém sút, bụng trướng, đại tiện lỏng, suy nhược, sắc mặt úa vàng…
Do dinh dưỡng không đúng
Ăn uống no đói thất thường, lạm dụng nhiều chất dầu mỡ, thực phẩm sống lạnh, uống rượu bia vô độ, đồ cay nóng quá đều có hại, gây tổn thương chức năng tỳ vị. Tỳ hàn hay nhiệt đều gây ra bệnh. Ăn uống no đói thất thường, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia vô độ…đều gây tổn thương chức năng tỳ vị.
Do tinh thần căng thẳng
Danh y Hải Thượng Lãn Ông nói: “Mừng, giận, lo, sợ, buồn, khiếp đảm đều gây tổn thương nguyên khí”. Vì khi căng thẳng thần kinh thì khí uất, mà khí uất thì thương can, can mộc vốn khắc thổ, nên can khí phạm vị khiến cơ năng lo việc tiêu hóa hấp thu rối loạn, và lâu ngày phát sinh bênh.
Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng
Hẹp môn vị: Thường gặp ở bệnh nhân bị loét tá tràng và bờ cong nhỏ gây hẹp môn vị, ăn vào dễ nôn, lách bụng nghe tiếng óc ách.
Chảy máu dạ dày: Là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị loét tá tràng do ổ loét ăn thủ động mạch. Nếu chảy máu nhiều thì nôn ra máu tươi hoặc đen, tiêu ra máu, phân đen, người bệnh hoa mắt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, huyết áp hạ …
Thủng dạ dày – tá tràng: Do ổ loét ăn sâu tới ngoài, vỡ lan ra, khiến cho thức ăn, dịch dạ dày và không khí tràn ngập ổ bụng gây viêm phúc mạc. Lúc này, bệnh nhân gây đau dữ dội, phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. Khám bụng thấy cứng và đau, gõ mất ranh giới vùng gan. Có khi ổ loét thủng vào các cơ quan lân cận như: tụy, túi mật, gây biến chứng nguy hiểm.
Ung thư hóa: Vết loét có thể chuyển sang ung thư hóa và thường gặp ở những người bị loét bờ cong nhỏ dạ dày. Bệnh nhân đau nhiều, sút cân nhanh. Vết loét có thể chuyển sang ung thư hóa và thường gặp ở những người bị loét bờ cong nhỏ dạ dày. Bệnh nhân đau nhiều, sút cân nhanh, thường bị đau theo chu kỳ.
Theo Gastimunhp.vn tổng hợp