Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Tình trạng viêm có thể gây ra những biến chứng khó lường đe dọa tính mạng của bạn nếu bạn không có phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ cho bạn các biến chứng của viêm loét dạ dày.
Nội dung chính
Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển và có xu hướng công nghiệp hóa. Có 2 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng: Do vi khuẩn HP và Do các thuốc kháng sinh, giảm viêm, giảm đau. Bên cạnh đó có nhóm bệnh lý khác là rối loạn tiêu hóa chức năng có biểu hiện rất giống với viêm loét dạ dày tá tràng do chế độ sinh hoạt và ăn uống thất thường, stress, căng thẳng…
Nói đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì vấn đề mà bệnh nhân và người nhà quan tâm hàng đầu là những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
Những biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày
1. Chảy máu dạ dày
Chảy máu dạ dày là biến chứng thường gặp nhất. Loét dạ dày tá tràng thì khái niệm loét cũng giống như các vấn đề loét ngoài da. Riêng với dạ dày tá tràng là vùng được tác động của axit ở dạ dày bài tiết ra rất nhiều bên cạnh đó có những men tiêu hóa khi ổ loét bào sâu thì nó sẽ ăn vào những mạch máu lớn. Như vậy, nó có thể làm máu chảy ra. Đặc biệt trong môi trường axit dạ dày như vậy thì máu chảy ra sẽ rất khó cầm.
Không giống như những vết loét ngoài ra khi chảy máu mình lấy tay mình ép thì có thể cầm máu còn đối với môi trường dạ dày thì rất khó cầm máu. Đặc biệt là do tác động của các men tiêu hóa nên khi thậm chí mà cục máu đông đã hình thành rồi thì nó rất dễ bị hủy đi và tình trạng xuất huyết rất dễ biểu hiện ra ngoài có thể là nôn ra máu hoặc có thể là đi ngoài ra máu.
2. Thủng dạ dày
Đôi khi ổ loét ăn sâu và ăn hết thành dạ dày và tá tràng. Trong những trường hợp như vậy thì dịch axit và dịch chứa men tiêu hóa sẽ bị đổ trực tiếp vào ổ bụng như vậy thì bệnh nhân có những biểu hiện của thủng dạ dày tá tràng và cơn đau rất dữ dội và có thể phải gọi cấp cứu.
3. Hẹp môn vị
Một số trường hợp không bị xuất huyết, không bị thủng mà tới khi vết loét thành sẹo và thành sẹo rất xấu, do đó đường lưu thông để thức ăn xuống ruột non bị trở ngại và trường hợp này gây ra biến chứng trong y khoa gọi chung là hẹp môn vị.
Biểu hiện của biến chứng này là bệnh nhân đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối. Dần dần bệnh tiến triển nặng lên, đau thượng vị nhiều hơn, có khi đau lâm râm nhưng có khi đau dữ dội do ứ đọng thức ăn và dịch vị dạ dày, đau nhiều khi nằm, ngồi dậy thì đỡ hơn. Nếu nôn nhiều sẽ gây hiện tượng mất nước và chất điện giải càng làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, thèm ăn nhưng không dám ăn vì ăn vào đau nhiều hơn, mắt trũng, da khô ráp và hay cáu gắt.
4. Ung thư dạ dày
Một biến chứng nữa mà trên cộng đồng xã hội rất lo lắng là biến chứng lâu dài, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng thật sự là có đó là trường hợp viêm dạ dày đặc biệt là do nhiễm khuẩn Hp thì nó có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Với tỷ lệ là khoảng 1% trên tổng số những người bị nhiễm vi khuẩn HP.
Do đó vấn đề điều trị đúng, điều trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng trên. Bên cạnh đó điều trị theo đúng phác đồ và khuyến cáo của bác sĩ sẽ rất quan trọng. Vì khi chúng ta bàn đến điều trị nhiễm khuẩn thì cũng tương tự với điều trị nhiễm khuẩn của các cơ quan khác chẳng hạn như là: tai mũi họng, hô hấp… Nếu chúng ta điều trị không đúng sẽ dẫn đến tình trạng quen thuốc và nó đề kháng và khi nó đề kháng rồi thì ta quay trở lại điều trị bệnh đó rất khó khăn. Nếu người bệnh đó lây con vi khuẩn đó sang những người khác thì bản thân người khác tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ nhưng cái con kháng thuốc đó nó sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh trong cộng đồng.
Lời khuyên của chuyên gia
Bệnh viêm loét dạ dày chủ yếu do vi khuẩn HP, vi khuẩn này lây theo đường ăn uống mà chuyên môn thường gọi là lây theo đường “phân – miệng”. Vì vậy, ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày thì bát, đũa, cốc, chén… không nên dùng chung hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch. Cần xóa bỏ thói quen mớm cơm cho trẻ với bất kỳ hình thức nào. Nếu phụ huynh hoặc người giúp việc mà bị bệnh về dạ dày thì mớm cơm rất dễ dàng làm lây bệnh cho trẻ.
Ngoài ra, việc quản lý chất thải, phân đóng vai trò đáng kể trong việc phòng bệnh. Bởi vì, nếu quản lý tốt các khâu này thì sẽ làm cho mầm bệnh không phát tán ra xung quanh và con người sẽ không bị lây nhiễm qua thức ăn, nước uống. Không tự mua thuốc aspirin, corticoid, thuốc non-steroid (thuốc điều trị khớp) để tự điều trị mà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng rượu bia, không ăn quá chua cay và tránh căng thẳng thần kinh.
Bên cạnh những phương pháp điều trị cùng lời khuyên của bác sĩ bạn nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh những căng thẳng, stress,… để giúp cho quá trình điều trị hiệu quả và tránh những biến chứng không mong muốn.
Theo Gastimunhp.vn
Hằng says
cho em hỏi loét da dày dễ có biến chứng ung thư hóa đúng hay sai ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu loét dạ dày có vi khuẩn HP sẽ gia tăng nguy cơ chuyển sang Ung thư dạ dày.
Phan van hanh says
3 ngày liên tiêp tôi đau tung con. Toi phải ngoi co va 2 tay om dâu goi cuon tron co the lai moi het dau, den gio toi van chua di kham theo ban trieu chung cua toi la benh gi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng bạn nêu chưa cụ thể, có thể gặp ở rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám trực tiếp, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
linh says
Bác sĩ cho e hỏi viêm loét hành tá tràng có kiêng đồ nếp k ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý dạ dày không cần kiêng đồ nếp.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Hungvuong says
Nếu bị ung thư da dày có cách nào chữa trị k bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ung thư dạ dày là bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm có cơ hội điều trị thành công cao hơn. Bạn cần trao đổi với bác sỹ điều trị trực tiếp là người nắm rõ nhất tình trạng hiện tại của bệnh nhân để được tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Vân says
Em thường ăn ít mà rất mau no so với trước đây, đi ngoài thì bình thường, nhưng mà dưới xương ức bên trái của em nổi lên 1 khối,sờ không đau, nhưng phần giữa bụng đau râm ran, chỉ đau lúc em nằm thôi còn bình thường thì không đau, bác sĩ cho em xin lời khuyên ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý dạ dày. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa uy tín thăm khám để chuẩn đoán chính xác, xác định mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm. Khi có kết quả thăm khám bạn có thể gửi lại cho chúng tôi cùng với đơn thuốc để nhận được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe.