Khoảng tháng trước em có bị thở nặng có khám tai mũi họng thì bs bảo em bị viêm họng hạt, viêm thực quản trào ngược dạ dày nên mới thở nặng và kê đơn có Macrolacin, mepilori, allergex, aescin. Em uống khoảng 1 ngày xong thì người bị mệt mỏi buồn nôn ê ẩm bụng dưới nên e không uống viên macrolacin vì e thấy ko bị viêm họng chỉ bị trào ngược nên chỉ uống 3 viên kia thôi thì nó hết cái thở nặng nhưng lại bị chướng bụng, đầy hơi và e có mua thuốc tây uống khoảng 1 tuần nhưng không khỏi và gần đây lại bị thở nặng, bụng sôi, khó tiêu.
Hôm trước em đi khám nội soi dạ dày thì kết luận bị viêm xung huyết thân vị-hang vị, viêm trào ngược dạ dày grade A có vi khuẩn HP bs kê đơn là amoxicillin ngày 4v, esomeprazol ngày 2v , simethicon ngày 2v, levofloxacin ngày 1v. Em tới chỗ bán thuốc gần nhà mua thuốc thì dược sĩ bảo levofloxacin nên uống sau khi ăn trưa có đúng không ạ tại trong đơn chỉ để sáng chiều. Cho e hỏi e bị những bệnh trên có nguy hiểm không ạ và khoảng cách uống thuốc như nào để đúng và những viên để sau ăn là sau khi ăn uống ngay hay đợi 1 thời gian ạ.
Trả lời
Chào bạn Đạt,
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang có bệnh lý viêm dạ dày (do nhiễm khuẩn Hp); trào ngược dạ dày - thực quản và viêm họng mạn tính. Những bệnh lý này có thể có mối liên hệ nhân quả với nhau: nhiễm khuẩn Hp -> viêm dạ dày -> trào ngược dạ dày -> viêm đường hô hấp trên. Trong trường hợp này để điều trị tốt điều kiện đầu tiên đó là bạn cần tiệt trừ Hp - căn nguyên gây bệnh một cách triệt để. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp bệnh lý dạ dày và trào ngược dạ dày - thực quản song hành, không liên quan tới nhau - chúng tôi sẽ đề cập tới trường hợp này trong phần dưới. Những bệnh lý trên không nguy hiểm ở thời điểm hiện tại nhưng đòi hỏi bạn điều trị kiên trì, nếu điều trị không tốt cũng có nguy cơ nhất định mắc các biến chứng như thủng hoặc ung thư dạ dày, thực quản.
Để tiệt trừ Hp thì bạn cần sử dụng một phác đồ gồm tối thiểu 2 kháng sinh kết hợp cùng 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày. Trong đơn thuốc của bạn đã có đủ các loại thuốc này nhưng liều lượng bạn cần lưu ý như sau:
- Amoxiclin 500mg, ngày uống 4 viên chia 2 lần ngay sau ăn sáng - chiều (tối).
- Levofloaxacin 500mg ngày uống 2 viên chia 2 lần ngay sau ăn sáng - chiều (tối). Liều sử dụng trong đơn thuốc của bạn đối với loại thuốc này chưa chính xác, bạn cần điều chỉnh lại để đủ hàm lượng kháng sinh tiệt trừ Hp.
- Esomeprazole ngày 2 viên chia 2 lần uống trước ăn sáng - chiều (tối) từ 30-60 phút.
- Simethicon ngày uống 2-3 viên, mỗi lần 1 viên uống sau ăn và trước khi đi ngủ.
Mỗi loại thuốc có một đặc tính khác biệt và liều lượng cũng như thời gian sử dụng có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị. Do đó bạn nên tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn theo khuyến cáo. Nếu gặp tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị bạn nên liên hệ lại với bác sỹ kê đơn hoặc có thể liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn, không tự ý ngừng thuốc vì điều này có thể tạo cơ hội cho khuẩn Hp kháng thuốc gây khó khăn cho lần điều trị kế tiếp.
Ngoài ra nếu như bạn từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để điều trị viêm họng trước đây, thì cũng có nguy cơ kháng thuốc. Để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất bạn có thể phối hợp phác đồ trên cùng kháng thể kháng Hp là OvalgenHP (GastimunHP) với liều 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần.
Hầu hết các trường hợp có viêm dạ dày do khuẩn Hp thì khi tiệt trừ hết Hp và hết viêm thi triệu chứng trào ngược sẽ giảm. Tuy nhiên như chúng tôi đề cập ở trên, có những trường hợp hội chứng trào ngược dạ dày không liên quan với viêm dạ dày thì mặc dù bạn điều trị hết Hp, hết viêm nhưng vẫn còn trào ngược. Khi đó việc điều trị chủ yếu xoay quanh thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và dùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày kéo dài 2-3 tháng, nếu không đáp ứng có thể can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật).
Trong quá trình sử dụng thuốc ức chế tiết acid dạ dày, vi khuẩn Hp rất dễ tái nhiễm và gây viêm dạ dày, đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc viêm teo niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy sau khi tiệt trừ hết Hp, nếu vẫn phải dùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày kéo dài bạn nhất thiết nên dự phòng tái nhiễm Hp bằng kháng thể OvalgenHP, liều dùng 1 gói/ngày, sau ăn sáng x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Mai says
Thua bác sĩ tôi bị đau nóng rát,ợ chua trướng bụng đôi khi buồn nôn,đau vùng trên rốn 2 hôm nay đau dữ dội phải nằm nghỉ thì con đau mới đỡ vậy tôi bị bệnh gì v chữa như thế nào.xin cám ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các triệu chứng bạn mô tả rất điển hình cho bệnh lý dạ dày. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám. Khi có kết quả bạn có thể gửi lại để chúng tôi tư vấn phương pháp điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thuthoi27@gmail.com says
Chào bác sĩ. Nhờ bác sĩ tư vấn giùm tôi bị triệu chứng hôi miệng, bác sĩ kết luận do nhiễm virus Hp qua nội soi dạ dày, nhưng phần lớn tôi biết những người xung quanh bị HP không kèm triệu chứng hôi miệng, tôi không bị ợ nóng, không đau rát bụng như những người khác bị HP. Xin bác sĩ tư vấn làm sao để trị triệu chứng hôi miệng (tôi đã đi khám răng miệng đầy đủ).
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở mỗi người rất khác nhau, vì vậy không thể căn cứ trên đó để đánh giá chính xác tình trạng bệnh mà cần căn cứ trên kết quả nội soi. Trong một số trường hợp người bệnh dạ dày, cơ vòng dưới thực quản (có vai trò ngăn thức ăn và dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản, miệng) không thể đóng chặt. Khi đó hơi của hỗn hợp thức ăn tiêu hóa dở thoát ra có thể dẫn tới tình trạng hôi miệng. Nếu bạn đã loại trừ khả năng hôi miệng do các nguyên nhân tại khoang miệng thì có thể nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý dạ dày và muốn hết triệu chứng tất nhiên bạn phải điều trị từ dạ dày.
Chúng tôi không rõ bạn đã điều trị bệnh dạ dày hay chưa, đang điều trị như thế nào nên nếu đã có đơn thuốc bạn có thể gửi lại để chúng tôi tư vấn hoặc tư vấn trực tiếp qua tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900.26.82
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thắng says
Cho tô hổ t bị trào ngược dạ giày nhưng sao ng nó cứ mệt mỏi .k muốn làm gì cứ thở nặng và choáng váng đầu óc
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trào ngược dạ dày có thể gây ra triệu chứng khó thở, đau tức ngực. Bên cạnh đó không rõ bạn có thường xuyên bị căng thẳng, lo âu hay không? Trạng thái căng thẳng thần kinh có thể là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày, đồng thời cũng khiến cơ thể có các triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, đau đầu, chóng mặt…Trong trường hợp này bạn nên khám bác sỹ chuyên khoa tâm – thần kinh để được điều trị đúng hướng nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,