Chào bác sĩ ạ. Em 19 tuổi, em thường bị đau vùng thượng vị. Có những thời gian đau liên tục trong 1 – 2 tuần, đau nhiều khi đói, no, và căng thẳng, triệu chứng kèm theo là rất hay buồn nôn. Vậy em muốn hỏi là em có nên đi khám k hay chỉ cần uống thuốc thôi ạ, và nếu khám thì phải khám như thế nào ạ, em cảm ơn!!
Trả lời
Chào bạn,
Hiện tượng bạn mô tả có thể gợi ý bệnh lý tại khu vực dạ dày. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh. Khi đi khám bác sỹ mới có thể biết rõ nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệt để.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thưa bác sĩ,tôi bị đau vùng bên trái rốn có phải là bệnh đau dạ dày không,khi bị đau bụng tôi hay buồn nôn,nôn,đau bụng âm ỉ,hay ợ hơi và rất kém ăn
Chào bạn,
Hiện tượng bạn mô tả có thể gợi ý bệnh lý tại khu vực dạ dày. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chao bac si ..cho e hoi dao nay e thay m thuong xuyen kho chiu ..hay dau bung ..di tiêu nhiêu .va con di ngoai phan long kem theo nhiêu mau tuoi nua …e mong bac si tu van cho e..de tim cách dieu tri ..e cam on nhieu
Chào bạn,
Trường hợp của bạn nhất thiết phải thăm khám chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt, không nên chậm trễ. Đi ngoài ra máu là do tổn thương ở đường tiêu hóa dưới, chẳng hạn như bệnh trĩ. Tuy nhiên có thể nó còn gợi ý những bệnh nguy hiểm hơn như khối u ở đại trực tràng, ung thư dạ dày…Cách tốt nhất là phải thăm khám và điều trị sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Cho em hỏi con em 12tuổi đau bụng khám ở bvnhi thanh hóa bsĩ nội soi dạ dày và kết quả xung huyết dạ dày dương tính hp+ cháu đã uống thuốc bsĩ kê đơn được hơn nửa tháng mà kon khỏi cháu vẫn kêu đau bụng và thi thoảng buồn nên ạ vậy cho cháu uống thuốc gì hay mang cháu đến viện theo dỗ và điều trị ạ
Chào bạn,
Không rõ ở đây triệu chứng của bé không hề thuyên giảm, hay có giảm một phần triệu chứng? Đơn thuốc bé đã uống như thế nào?
Đối với bệnh lý dạ dày do nhiễm HP, để điều trị cần phải dùng tới 1 phác đồ bao gồm ít nhất 2 kháng sinh phối hợp 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP. Tuy nhiên hiện nay tình trạng vi khuẩn HP kháng kháng sinh đang ở mức rất cao, dẫn tới phác đồ điều trị có thể bị thất bại. Việc dùng kháng sinh nhiều ở trẻ nhỏ lại có nguy cơ gây ra một số tác dụng không mong muốn. Trong khi đó, nhiễm khuẩn HP ở trẻ nhỏ thường gây ra các tổn thương nhẹ như viêm, rất ít có trường hợp loét dạ dày và hầu như không xảy ra biến chứng ung thư dạ dày. Do đó việc điều trị như thế nào, có sử dụng kháng sinh ngay lúc này hay không cần phải cân nhắc nhiều yếu tố: mức độ tổn thương thế nào, triệu chứng của bé có nghiêm trọng không, tiền sử gia đình, độ tuổi của bé:
– Trường hợp bé còn nhiễm Hp, nhưng hiện tại tổn thương loét đã lành, có thể còn viêm dạ dày thì chưa nhất thiết phải tiếp tục sử dụng kháng sinh ngay. Bạn có thể cho con sử dụng loại kháng thể kháng HP của Nhật là dụng GastimunHP liều tấn công 2 gói/ngày trong 6 tuần phối hợp cùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong 2- 4 tuần (tùy theo tình trạng cụ thể). Mục tiêu điều trị là để làm giảm tải lượng HP và làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, khỏi triệu chứng đau.
– Trường hợp bé còn nhiễm HP và vẫn chưa lành ổ loét dạ dày: bắt buộc phải điều trị với phác đồ kháng sinh bao gồm 1 thuốc giảm tiết acid dịch vị và 2 loại kháng sinh. Khi đó bé cần được thực hiện cấy kháng sinh đồ để xác định xem vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh nào, từ đó mới có phác đồ phù hợp. Phương pháp cấy kháng sinh đồ có rất ít bệnh viện thực hiện được, do đó nếu có điều kiện bạn nên đưa con tới Bệnh viện nhi trung ương.
Thông thường khi được điều trị đúng nguyên nhân đau dạ dày, kể cả trong trường hợp phác đồ thất bại thì triệu chứng thường cũng sẽ thuyên giảm phần nào. Nếu như bé sử dụng 2 tháng thuốc mà triệu chứng không thuyên giảm thì cần xem xét: thứ nhất là liều lượng, cách dùng thuốc đã đúng hay chưa; thứ 2 là ngoài bệnh lý dạ dày thì còn có nguyên nhân khác gây đau bụng không, chẳng hạn như đau bụng chức năng, ibs…Khi đó bạn nên đưa con quay lại bệnh viện để kiểm tra lại. Đau bụng ở trẻ nhỏ rất phức tạp và có nhiều trường hợp không xác định được rõ nguyên nhân, do vậy có thể cần phải thăm khám nhiều lần.
Chúc bạn mạnh khỏe,