nhưng cháu vẫn còn đau
sau đó đi lên nhi đồng I, cháu đổi thuốc,klacid forte + amoxicillin sau ăn và nexium trước ăn, ngày 2 lần
sau 12 ngày, cháu vẫn còn đau hơn
vừa rồi tôi lo lắng đi xet nghiệm phân dương tính HP và âm tính xét nghiệm máu
Xin bác sĩ tư vấn cẩn thận giúp tôi giờ tôi phải làm sao
lúc bác sĩ kê toan tôi cũng gợi ý bác sĩ sử dụng sản phẩm của website này nhưng ổng gạt ra, nói kg có tác dụng, xin tư vấn giúp tôi 0935770689
Trả lời
Chào bạn Bình,
Đối với bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em, việc điều trị với phác đồ kháng sinh cần thận trọng và cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau như:
– Mức độ tổn thương tại da dày: viêm hay loét, vị trí tổn thương ở đâu, tổn thương rộng không, tổn thương có điển hình do nhiễm Hp không?
– Triệu chứng lâm sàng: triệu chứng bệnh có nặng, có ảnh hưởng tới sức khỏe hay sinh hoạt của bé không?
– Tiền sử gia đình: có ai mắc bệnh dạ dày nặng hoặc ung thư dạ dày không?
– Nguy cơ kháng thuốc
– Tái nhiễm sau điều trị
Trong trường hợp của bé mới chỉ 4 tuổi, các kháng sinh có thể sử dụng an toàn rất hạn chế, bao gồm Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole hoặc Tinidazole. Còn lại các kháng sinh Tetracyclin và Levofloxacin không sử dụng được do chúng có thể ảnh hưởng tới xương, răng và sụn khớp của trẻ. Trong trường hợp thất bại với phác đồ hiện tại thì nguy cơ kháng thuốc rất cao. Do vậy cần kiểm tra kỹ lại kết quả nội soi của bé. Nếu như mức độ tổn thương chỉ có viêm nhẹ thì có thể cân nhắc sử dụng GastimunHP phối hợp cùng thuốc giảm tiết acid dạ dày với mục đích ức chế và giảm tải lượng Hp, thông qua đó giảm viêm và giảm các triệu chứng bệnh dạ dày.
Trong trường hợp tổn thương nặng, có loét dạ dày thì bé nên thăm khám lại, cần thiết có thể nội soi lấy mẫu cấy kháng sinh đồ để tìm phác đồ phù hợp. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây, kể cả khi đã điều trị theo kháng sinh đồ thì tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công ở trẻ cũng rất thấp, chỉ đạt 55,4% (theo BS. Nguyễn Trọng Trí báo cáo tại hội nghị tiêu hóa – gan mật dinh dưỡng nhi khoa 2017). Do vậy, kể cả khi điều trị theo kháng sinh đồ bạn cũng nhất thiết nên cho bé sử dụng phối hợp cùng GastimunHP để nâng cao tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Hồ Thị Quyên says
Thưc bác sĩ.em bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày.giờ em muốn làm xety nghiêm xem vi khuẩn HP đó có phải là vi khuẩn gây ung thư dạ dày hay ko thì cần làm xét nghiêm gì ạ?xin Bác Sĩ sĩ tư vấn giúp.em cảm ơn ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ bạn có biểu hiện triệu chứng của bệnh dạ dày không? Trường hợp bạn có biểu hiện triệu chứng dạ dày bạn nên nội soi để chuẩn đoán bệnh và không cần thiết phải xét nghiệm xem chủng hp có gây ung thư không, bởi vì với bất kỳ chủng hp nào thì khi có tổn thương trong dạ dày và có sự có mặt của vi khuẩn hp bạn đều cần phải điều trị.
Trường hợp bạn chưa có bệnh lý dạ dày nhưng muốn đánh giá nguy cơ mắc bệnh khi nhiễm HP bạn cần làm thêm xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) để xác định các kiểu gen độc lực của vi khuẩn như CagA, VacA.
Nếu cần hỗ trợ tư vấn điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm Hp bạn vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline: 0903 294 739.
Chúc bạn mạnh khỏe
Chu ha says
Con em moi 6 tuoi co lam noi soi da day duoc khong thua bs?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong chẩn đoán bệnh lý dạ dày ở trẻ nhỏ thì những phương pháp chẩn đoán ít xâm lấn luôn là sự lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên tùy thuộc những triệu chứng bệnh lý mà bác sỹ sẽ có chỉ định nội soi dạ dày cho trẻ < 10 tuổi bằng phương pháp gây mê để quan sát chính xác mức độ sang thương trong dạ dày, từ đó sẽ có chỉ định điều trị cho phù hợp. Trong quá trình khám nội soi, trẻ em sẽ được soi bằng ống mềm, nhỏ và được gây mê hoàn toàn nên sẽ không gây đau đớn. Do đó nếu nghi ngờ bé có bệnh lý dạ dày bạn nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa nhi uy tín để được thăm khám chẩn đoán bằng phương pháp phù hợp với trẻ Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Đỗ Thị Miên says
con gái e 31 tháng bị viêm dạ dày do vi khuẩn hp, bsi nhi trung ương kê cho bé liệu trình uống thuốc kháng sinh 14 ngày, e mới cho bé tái khám lại bằng pp soi phân cháu vẫn còn hp, e đưa kết quả bsi bảo nhỏ quá bác k dám chữa nói nếu đau bụng tái khám lại, bác kê cho men và thuốc giảm tiết dịch dạ dày để uống. Hiện tại cháu đi phân sống, lúc đi vệ sinh cháu kêu đau bụng trc khi đi, đi dc lại hết đau và cuối phân có ít máu. Giờ e chỉ cho cháu uống gastimunhp và nano nghệ của viện hàn lâm có đc không ạ, bác sĩ tư vấn giúp e ạ, e cảm ơn!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Việc chỉ định kháng sinh để điều trị HP cho trẻ nhỏ cần được cân nhắc kỹ vì trẻ khó tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị và đặc biệt là do vi khuẩn HP đề kháng kháng sinh ở trẻ em rất cao. Do đó việc sử dụng kháng sinh đề điều trị HP cho trẻ em thường gặp nhiều khó khăn dẫn đến thất bại điều trị. Trường hợp bé nhà bạn còn quá nhỏ nên sau khi thất bại với phác đồ đầu tay bác sỹ không chỉ định kháng sinh để điều trị HP cho bé. Trong trường hợp này bạn nên cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP (có trong sản phẩm GastimunHP ) với liều 2 gói/ ngày chia 2 lần sau ăn x 6-12 tuần cùng với các thuốc khác theo chỉ định nhằm giảm dần tải lượng HP về âm tính thông qua đó giúp giảm viêm và giảm nhẹ các triệu chứng cơ năng cho bé.
Nghệ nano mặc dù không có tác dụng lên vi khuẩn HP nhưng có tác dụng giảm viêm và kích thích sự liền sẹo rất tốt, bạn có thể cho bé sử dụng kết hợp thêm giúp phục hồi bệnh lý dạ dày.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
vuongtuanduc says
Bs oi uong Gastimum ngay may goi,uống một đot keo dai bao lau,hay uông lien tuc ?Con em 6 tuôi bi nhiem khuuan hp
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Liều lượng và thời gian dùng của GastimunHP khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp và mục đích sử dụng như sau:
– Trường hợp nhiễm HP và có bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư dạ dày đã phẫu thuật cắt bỏ một phần thì nên sử dụng GastimunHP ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần cùng với phác đồ điều trị HP( 2 kháng sinh và 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày)
– Trường hợp nhiễm HP nhưng chưa có biểu hiện bệnh lý dạ dày muốn loại trừ vi khuẩn HP thì sử dụng ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn liên tục từ 6-12 tuần nhằm giúp giảm dần tải lượng HP về âm tính thông qua đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày.
– Người khỏe mạnh bình thường muốn dự phòng nhiễm HP hoặc sau khi người bệnh điều trị HP thành công có thể sử dụng GastimunHP với liều 1 gói/ ngày x 10 ngày / tháng x 3 tháng; nghỉ 1-2 tháng lặp lại liệu trình 3 tháng trên nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tái nhiễm HP.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chị Ngân says
Thua bác sĩ cu nhà 6 tuổ em vừa sét nghiêm phân thì bac si kết luận là H.pylogi phân, dương tính, viên dạ dày vi khuẩn Hp dương tinh. Uống rhuoc co nhanh khỏi khong ạ, có phải kiêng gi khong ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu bé được thăm khám chẩn đoán chính xác có bệnh lý viêm dạ dày, nhiễm HP dương tính thì cần điều trị HP triệt để với phác đồ điều trị gồm 2 kháng sinh và 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày. Mỗi phác đồ sẽ có thời gian điều trị khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ được chia làm 3 giai đoạn.
– Giai đoạn 1 (tạm gọi là tấn công): thường sử dụng cả 3 hoặc 4 loại thuốc tùy phác đồ và kéo dài 10-14 ngày. Giai đoạn này phải uống thuốc chia làm 2 đợt mỗi ngày.
– Giai đoạn 2 (tạm gọi là củng cố): chỉ còn sử dụng thuốc ức chế dạ dày và dồn lên uống 1 lần (thường là buổi sáng, trước ăn sáng 30 phút). Giai đoạn này kéo dài 2 tuần hoặc hơn tùy vào đánh giá của bác sĩ.
– Giai đoạn 3: ngưng thuốc, lúc này không uống thuốc gì hoặc chỉ dùng các loại hỗ trợ nếu có. Giai đoạn này nên kéo dài ít nhất là 4 tuần. Sau đó sẽ test lại xem Hp còn hay chưa và 2 phương pháp thường được sử dụng ở trẻ em ở thời điểm này là Test hơi thở hoặc Test kháng nguyên trong phân.
Tuy nhiên trong điều trị HP cho trẻ thường gặp nhiều khó khăn do trẻ khó tuân thủ điều trị HP theo chỉ định, do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là do tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc ở trẻ em rất cao, dẫn đến việc điều trị HP thất bại. Do đó bạn nên cho bé sử dụng kết hợp kháng thể OvalgenHP với liều 2 gói/ ngày chia 2 lần sau ăn x 4 tuần cùng phác đồ điều trị HP nhằm tăng cường hiệu quả diệt trừ HP đồng thời giúp bé giảm bớt khó chịu nhanh chóng và tuân thủ điều trị tốt hơn.
Ngoài việc sử dụng thuốc tuân thủ theo chỉ định, thì chế độ ăn uống sinh hoạt của bé rất quan trọng trong việc điều trị bệnh lý dạ dày. Bé cần tránh ăn những thức ăn chua cay, đồ uống có ga, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ gây đầy bụng khó tiêu…Bạn có thể tham khảo bài viết để biết: Phải kiêng ăn gì khi bị viêm dạ dày?
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,