chào bác sĩ. em bị đau bụng cách đây 1 tuần là thứ 7 tuần trước nữa nhưng mãi tới thứ 4 em mới đi khám ở bệnh viện vì em cứ nghĩ nó là bị đau bụng bình thường ạ.em đi khám nội soi dạ dày và tá tràng thì xong lấy kết quả trong vòng 45p xong bác sĩ chuẩn đoán em bị viêm xung huyết niêm mạc hang vị,mức độ vừa clotest. đề nghị: Dương tính.Ghi chú có HP(+), sau đó bác sĩ kê cho em 3 loại thuốc 1.(Omeprazol ) DEFATION 40mg+10mg,2.(mgnesi hydroxyd) Biviantac 800.4mg+612mg+80mg,3.(alverin)spasmaverin 40mg.Vậy cho em hỏi là ăn uống điều độ và kiên cử những thứ gì để dạ dày trở lại bình thường và không còn khuẩn HP nữa ạ. m cả ơn bác sĩ ạ.( có nên uống sữa lon không ạ?)
Trả lời
Chào chị Hồng,
Chúng tôi thấy chị được chuẩn đoán viêm xung huyết dạ dày và Hp dương tính. Tuy nhiên trong đơn thuốc của bác sỹ không có thuốc để diệt Hp mà chỉ sử dụng các thuốc giảm tiết acid dạ dày và trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi đã xác định có tổn thương tại dạ dày và nhiễm Hp thì chỉ định tiệt trừ Hp là bắt buộc, chị có thể liên hệ lại để hỏi bác sỹ thêm về vấn đề này.
Về vấn đề làm thế nào để diệt hết được Hp thì là vấn đề khó mặc dù hiện tại đã có các phác đồ để tiệt trừ Hp (chị có thể tham khảo về phác đồ tiệt trừ Hp trong bài viết: Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp) nhưng tỉ lệ thất bại khá cao. Nguyên nhân khiến cho việc tiệt trừ Hp khó khăn như vậy bao gồm:
- Vi khuẩn kháng thuốc: đây là thách thức lớn nhất của các bác sỹ khi điều trị hiện nay. Vi khuẩn kháng kháng sinh khiến các phác đồ điều trị không đạt được hiệu quả, không tiệt trừ hết Hp.
- Khó tuân thủ điều trị: nhiều thuốc, thời gian uống khác nhau, thuốc khó uống, bị tác dụng phụ là những lý do khiến bệnh nhân khó tuân thủ điều trị dẫn tới thất bại điều trị và nguy cơ kháng thuốc
- Lây nhiễm, tái nhiễm Hp: vì vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm thông qua con đường ăn uống và tỉ lệ nhiễm Hp ở Việt Nam cao (70-80%) nên bệnh nhân có nguy cơ tái nhiễm ngay sau khi điều trị hết.
Do vậy để nâng cao hiệu quả điều trị bạn lưu ý:
- Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sỹ, không tự ý ngừng thuốc.
- Không sử dụng trà, cà phê, thuốc lá, rượu bia trong quá trình điều trị
- Sử dụng kết hợp kháng thể GastimunHP cùng phác đồ điều trị để nâng cao tỉ lệ thành công, chống Hp kháng thuốc
- Có các biện pháp phòng ngừa tái nhiễm sau điều trị: tránh ăn uống chung bát đũa, thức ăn với người nhiễm Hp, sử dụng kháng thể để dự phòng tái nhiễm.
Sau khi ngừng các thuốc điều trị 1 tháng chị nên tái khám làm xét nghiệm như test thở hoặc nội soi làm clotest để kiểm tra đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị.
Mong rằng những thông tin trên giúp ích được cho chị.
Chúc chị sớm điều trị thành công!
Nguyễn Hồng Ngọc says
Cách đây 1,5 tháng trước em bị xuất huyết dạ dày và loét dạ dày . Nằm điều trị trong 2 tuần . Nhưng k nhận được kết quả có nhiễm khuẩn HP hay k . K nghe bác sĩ điều trị nói j đến nhiễm khuẩn nên em đinh ninh là bản thân k bị nhiễm và có ăn chung, hôn với cháu gái em ở nhà. Đến hôm nay e tái khám thì vẫn nội soi và làm sinh thiết dạ dày để kiểm tra có khuẩn Hp k. Dạ dày thì vẫn còn loét , còn sinh thiết thì lại hẹn 1 tuần nữa mới có kết quả . Theo bác sĩ nhận thấy em có khả năng nhiễm khuẩn Hp k? Trong trường hợp em có nhiễm và trong thời gian trước như vậy liệu cháu em có bị nhiễm khuẩn k ? Cháu còn rất bé gần 1 tuổi thôi ạ! Em rất lo lắng . Mong bác sĩ sớm trả lời . Cám ơn bác sĩ!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Chúng tôi không rõ lý do vì sao bạn không được làm xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp bằng test urease nhanh (có kết quả ngay sau khoảng 15 phút). Tới 80% các ca bệnh viêm loét dạ dày đều có sự có mặt của vi khuẩn Hp nên khả năng lớn bạn có nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hóa nên nếu như bạn thường xuyên hôn, mớm cơm, dùng chung dụng cụ ăn uống với cháu bé thì có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng quá, bởi vì không phải ai nhiễm hp cũng mắc bệnh dạ dày. Chỉ có khoảng 20% trong số những người nhiễm hp có thể bị viêm loét dạ dày, từ 1-3% mắc ung thư dạ dày. Còn lại có tới 80% người nhiễm vẫn khỏe mạnh bình thường. Chính vì vậy những người chưa có biểu hiện triệu chứng thì chưa cần xét nghiệm hay điều trị. Khi có những biểu hiện triệu chứng như đau bụng quanh rốn tái diễn (đối với em bé), đau bụng liên quan tới bữa ăn, thời gian, buồn nôn, ợ hơi…thì cần tới cơ sở khám chũa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám, nội soi chuẩn đoán bệnh.
Điều quan trọng nhất lúc này nếu như bạn đã có bệnh lý dạ dày và xét nghiệm hp dương tính thì cần điều trị triệt để cho bản thân, đồng thời loại bỏ nguồn lây nhiễm trong gia đình. Hiện nay việc tiệt trừ Hp đang gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ thất bại cao nên trong quá trình điều trị bạn cần có một phác đồ chính xác và tuân thủ chặt chẽ.
Bên cạnh đó để tăng cường tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công bạn có thể sử dụng phối hợp phác đồ điều trị cùng kháng thể kháng Hp là GastimunHP. Liều sử dụng của GastimunHP là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
lan says
chao bs hom nay e di kham bs chuan doan la viên hang vị dạ dày.hp duong tinh.va cho em don thuoc prasocare,ospamoxx500g,motilliumm,trimafort,clarythromycine 500mg.bs cho e hoi thuoc nay co chua vi khuan hp k ah.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Phác đồ hiện tại bạn đang được sử dụng là phác đồ bộ 3 đầu tay để diệt vi khuẩn HP, nhưng bạn cần chú ý liều dùng của các thuốc như sau:
– Prasocare (Esomeprazole): 40 mg x 2 lần/ngày, uống trước ăn 30-60 phút sáng – tối.
– Ospamox 500mg ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên, sau ăn sáng – tối
– Clarithromycin 500mg ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn sáng – tối
– Motilliumm 10mg: ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên trước ăn 30 phút
– Trimafort: ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 gói, uống sau ăn 2h
Theo những nghiên cứu trong thời gian gần đây, phác đồ diệt HP đầu tay có tỉ lệ tiệt trừ thành công rất thấp, chỉ từ 35-40% do tình trạng khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng. Do đó bạn có thể cân nhắc sử dụng kết hợp phác đồ điều trị cùng kháng thể kháng HP của Nhật Bản là OvalgenHP (GastimunHP) để nâng cao hiệu quả tiệt trừ Hp, giảm nguy cơ kháng thuốc, giảm gánh nặng điều trị do phải dùng nhiều phác đồ kháng sinh kéo dài. Liều sử dụng của GastimunHP khi phối hợp cùng phác đồ là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn trong 2-4 tuần. Việc sử dụng phối hợp kháng thể OvalgenhP cũng sẽ giúp triệu chứng bệnh dạ dày được cải thiện sớm hơn và giúp bệnh nhân dễ chịu hơn trong quá trình điều trị.
Chúc bạn sớm điều trị thành công!
Như says
Chào bác sĩ…bị nhiễm visus dạ dày hp uống thuốc có hết không ạ..có quay trở lại không…còn bị dạ dày hp có được ăn đồ chiên….đồ ngọt không ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP có thể điều trị khỏi với phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên sau khi điều trị HP thành công thì vẫn có nguy cơ tái nhiễm HP, nguồn lây nhiễm, tái nhiễm HP chủ yếu trong gia đình do thói quen ăn uống sinh hoạt cùng với thành viên khác có hP chưa được tiệt trừ.
Trong điều trị HP, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa vi khuẩn Hp. Để điều trị vi khuẩn Hp, chế độ ăn uống góp phần tăng hiệu quả điều trị của thuốc, giảm bớt cảm giác mệt mỏi, tác dụng phụ của thuốc điều trị. Bạn tham khảo thêm chi tiết về bài viết: Lưu ý chế độ ăn uống trong điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp
Chúc bạn mạnh khỏe,
Quỳnh says
Cho em hỏi những loại thuốc này có phải là thuốc diệt hp ko ạ:Flagyl250mg,ospamos500mg,gastropulgite,buscopan,lactomin,omeprazol.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đơn thuốc trên của bạn là phác đồ điều trị HP đầu tay bao gồm ( 2 kháng sinh : Flagyl250mg, Ospamos500mg và 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày: omeprazol) và ngoài ra kết hợp thêm thuốc trung hòa acid: Gastropulgite, thuốc giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa: buscopan và men vi sinh Lactomin giúp khắc phục hiện tượng rối loạn tiêu hóa có thể gặp khi sử dụng 2 kháng sinh trong phác đồ trên.
Để điều trị HP hiệu quả bạn nên tuân thủ sử dụng theo phác đồ được chỉ định trên như sau:
-Flagyl250mg(metronidazol): sáng 2 viên, tối 2 viên sau ăn
-Ospamox 500mg( amoxicillin ): sáng 2 viên, tối 2 viên sau ăn
-Gastropulgite 1 gói x 2-3 lần/ ngày sau ăn 2 tiếng.
-Buscopan: 1 viên x 2 lần / ngày sau ăn
-Lactomin: sáng 1 gói, tối 1 gói sau ăn 2 tiếng
-Omeprazol sáng 1 viên, tối 1 viên trước ăn 30 phút
Tuy nhiên phác đồ điều trị bạn được chỉ định là phác đồ điều trị HP đầu tay cho hiệu quả tiệt trừ HP rất thấp(<50%) nguyên nhân là do vi khuẩn HP kháng thuốc. Chính vì vậy bạn nên sử dụng kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP đồng thời giảm thiểu nguy cơ HP kháng thuốc.
Chúc bạn mạnh khỏe
Hồ thuý ngân says
Chào bs … lúc trước em có đi khám nội soi dạ dày thì phát hiện bị viêm dạ dày và vì khuẩn HP đã uống thuốc và không thấy đau liêu có còn vì khuẩn không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Dựa trên triệu chứng lâm sàng chỉ có thể dự đoán tình trạng viêm dạ dày của bạn đã thuyên giảm, không thể biết được HP còn hay hết. Sau khi uống hết các thuốc, tình trạng ổn định và đã ngừng thuốc đủ thời gian (kháng sinh ngưng ít nhất 4 tuần, thuốc giảm tiết acid dịch vị ngưng ít nhất 2 tuần) thì bạn cần phải khám một lần nữa để làm xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP.
Nếu ở cơ sở bạn thăm khám có test thở thì có thể kiểm tra lại bằng test thở để hạn chế xâm lấn, nếu không có thì cần phải nội soi dạ dày bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,