Em bi vi rut hp gay kho tho phai tho ron mot tho dc em di noi soi 3 lan ca b3 dieu bi duong tinh voi virut hp moi lan bac si dieu cho mot loai thuoc khang sinh giong khac nhau bac si bao la em bi khang thuoc vay cho em hoi voi benh tinh cua em hio em phai lam sao ak
Trả lời
Chào bạn,
Vi khuẩn Hp không gây ra tình trạng khó thở, bạn nên kiểm tra tại chuyên khoa hô hấp, tim mạch xem hiện tượng khó thở đó là gì. Có thể đó cũng là tác dụng phụ của thuốc điều trị bạn đang dùng.
Bạn cần gửi chúng tôi đơn thuốc chi tiết bạn đã dùng để chúng tôi có cơ sở tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Hồng Thắm says
Thân mến chào bác sĩ! Tôi là Hà tôi có đứa con năm nay 12tuổi,cháu bị khó thở khoảng 1tuần nay và cháu đã đi khám và xét nghiệm máu thì bác sĩ nói cháu có hp trong dạ dày.Và chẩn đoán bị trào ngược dạ dày!Thưa bác sĩ bệnh cháu như vậy có nguy hiểm không?Cảm ơn bác sỉ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trào ngược dạ dày có thể dẫn tới viêm, loét thực quản nếu không được điều trị sớm. Thông thường trào ngược dạ dày có thể đi kèm với viêm dạ dày nhiễm khuẩn Hp. Để điều trị cần sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp và duy trì thuốc giảm tiết acid dạ dày kéo dài. Để được hướng dẫn chi tiết hơn bạn có thể liên hệ với chuyên gia tư vấn theo số máy 01656.516.996.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Vân says
Tôi có xét nghiệm máu tổng quát và phát hiẹn mình bị nhiễm khuẩn HP, đã điều trị 2 lần theo phát đồ và phát đồ thứ 2 tôi đang thực hiện khi kháng sinh vừa hết mà chỉ uống thuốc hổ trợ tiêu hóa thì thấy mình bị tiêu chảy nhiều hơn, người mệt hơn và bị khó thở rất nhiều, k còn hứng thú với việc ăn uống nữa, ăn xong lại muốn ói. khong biết khó thở có liên quan gì điều trị HP k, sao càng uống thấy càng quằng quại
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Việc điều trị HP bằng kháng sinh mà chưa có thăm khám nội soi chẩn đoán chính xác bạn có bệnh lý dạ dày hay không là chưa chưa phù hợp. Vì xét nghiệm máu kiểm tra HP có độ chính xác không cao vì vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở một số khu vực khác như khoang miệng, xoang, đường ruột nhưng hoàn toàn không gây bệnh. Lý do thứ hai là mặc dù vi khuẩn Hp trong dạ dày đã bị tiệt trừ hết, tuy nhiên, kháng thể kháng Hp vẫn có thể lưu hành trong máu trong thời gian một vài tháng tới một vài năm sau đó. Nếu dựa vào đó để chẩn đoán nhiễm Hp rất dễ xảy ra tình trạng dương tính giả.
Chính vì vậy nếu bạn có dấu hiệu bệnh lý dạ dày như đau bụng, buồn nôn lặp lại trước hoặc sau khi ăn hoặc đau bụng tái diễn vào thời điểm nhất định trong ngày thì bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa uy tín để thăm khám kiểm tra chính xác nhằm có chỉ định điều trị phù hợp.
Đối với trường hợp bạn nhiễm hP nhưng không có biểu hiện bệnh lý dạ dày và trong gia đình không có người thân trực hệ mắc ung thư dạ dày thì không cần thiết phải điều trị.
Hiện tại sau khi sử dụng dụng hết kháng sinh trong phác đồ thứ 2 bạn gặp phải biểu hiện rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi thì nguyên nhân có thể do các thuốc điều trị HP gây ra. Bạn có thể gửi lại đơn thuốc để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn. Đối với hiện tượng khó thở có thể do bệnh lý vè hô hấp, tim mạch . Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám kiểm tra chính xác nguyên nhân nhằm có chỉ định điều trị phù hợp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
Van says
Kháng sinh thì tôi k nhớ vì đã hết rồi, nhưng dc bs nói để chuyên trị khuẩn HP, uống trc khi ăn. Thuốc uống sau khi ăn là airX (viên nhai), drotaverin, neopeptine, enterogermina. Tôi có đi chụp XQuang, bs bảo bị khó thở là do có 1 khối hơi lớn nằm ở bao tử làm dẫn đến các triệu chứng mệt. Tôi bị thì nghĩ chắc chắn ck sẽ bị nhưng khi ck tôi cũng đi xét nghiệm máu thì k bị
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu bạn đã được thăm khám chẩn đoán chính nguyên nhân khó thở như trên thì bạn nên cố gắng tuân thủ điều trị theo chỉ định thì các triệu chứng khó chịu dần sẽ được cải thiện.
Việc bạn nhiễm HP thì chồng và các con đều có nguy cơ nhiễm HP cao, tuy nhiên không phải tất cả các thành viên đều nhiễm mà còn phụ thuộc vào sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Mặc dù vậy bạn vẫn cần điều trị HP triệt để và lưu ý thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HP cho các thành viên trong gia đình:
-Vệ sinh sạch sẽ nơi ăn, chốn ở, vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, môi trường xung quanh, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
-Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-Khi đi kiểm tra có vi khuẩn Hp dương tính và có các dấu hiệu của bệnh dạ dày thì bạn cần điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ và cẩn thận tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình bằng cách điều trị dứt điểm vi khuẩn Hp và có thể tham khảo sử dụng bổ sung kháng thể OvalgenHP phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân đang điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori .
-Khi trong nhà có người bị nhiễm vi khuẩn Hp thì nên sử dụng đồ vệ sinh cá nhân riêng, sử dụng bát đũa, nước chấm riêng. Như vậy người bị nhiễm Hp có cảm giác như bị xa lánh bạn cần giải thích những nguyên nhân cho người nhà hiểu thêm về sự nguy hại của vi khuẩn Hp.
-Bổ sung kháng thể OvalgenHP hàng ngày giúp tăng sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, từ đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm hp.
Chúc bạn mạnh khỏe.
huyền says
e bi khó thở phai thở dài nhung bị kiểu tụt hơi với buồn nôn đi khám thì bs cho e đi xn máu,chụp xq phôi,điện tâm đồ tim,thi nhung cái về phôi,u tuyen giáp,tim e đều bt nhung e bi duong tính voi khuẩn hp bác sĩ bao nguyên nhân khó tho voi buôn nôn là do hp gây ra.bsi ke đơn e uông thì nôn e đỡ nhung khó thở thì e chưa đỡ ạ.chuyen gia cho e loi tu vân với ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn uống thuốc được bao nhiêu ngày rồi? Tình trạng buồn nôn, khó thở có thể gợi ý bạn mắc bệnh lý dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản. Nhưng để chẩn đoán chính xác bạn nên nội soi dạ dày để kiểm tra. Xét nghiệm máu HP dương tính cho biết bạn có nhiễm khuẩn HP – một nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý dạ dày, tuy nhiên xét nghiệm này không có giá trị chẩn đoán bệnh dạ dày.
Đối với bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP, để điều trị bạn cần sử dụng 1 phác đồ gồm ít nhất 2 kháng sinh phối hợp 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày. Bạn tham khảo thêm bài viết Phác đồ diệt trừ HP để đối chiếu lại với đơn thuốc, hoặc có thể gửi lại cho chúng tôi đơn thuốc để kiểm tra xem đã chính xác hay chưa.
Hiện nay tình trạng HP kháng kháng sinh xảy ra ngày càng phổ biến có thể là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hiệu quả điều trị của phác đồ, khiến các triệu chứng chưa được kiểm soát tốt. Do đó ngoài tuân thủ chặt chẽ phác đồ bạn có thể cân nhắc phối hợp thêm kháng thể OvalgenHP để tăng cường thêm hiệu quả diệt trừ HP, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Việc sử dụng kết hợp thêm kháng thể cũng giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày nhanh hơn.
Mặt khác, trào ngược dạ dày là bệnh mạn tính nên cần điều trị trong thời gian kéo dài. Nếu dùng thuốc trong thời gian ngắn quá có thể chưa đủ để hết hoàn toàn các triệu chứng hoặc bị tái phát sớm sau khi điều trị. Vậy nên bạn cần kiên trì dùng thuốc theo đơn, tái khám đúng hẹn của bác sỹ. Ngoài việc dùng thuốc bạn cũng chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hạn chế thức khuya và căng thẳng để bệnh mau khỏi nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Huỳnh đạt says
Tôi hay bị khó thở với thở ko nổi chướng bụng ợ hơi đi khám bs với xét nghiệm máu thì nói bị hp mà uống thuốc hoài vẫn còn khó thở là sao vậy bs
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng gửi lại đơn thuốc đã sử dụng để chúng tôi có thông tin tư vấn chính xác nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,