Em đang mang bầu khoảng 2 tháng bé thứ 2 , nhưng bé đầu tiên nghén nhẹ còn bé này thì cứ chướng bụng ở trên cứ trưa đến tối là ko ăn gì dc , đắng miệng , nôn , ko biết có ảnh huong gì ko ạ?
Trả lời
Chào bạn Vân,
Việc ốm nghén, đắng miệng, đầy bụng trong quá trình mang thai là hiện tượng thường gặp và có cách để hỗ trợ giảm bớt tình trạng đó như không ăn no, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn ít đồ dầu mỡ để cơ thể dễ tiêu hóa, ăn thêm các chất xơ... Nếu như tiền sử của bạn đã có bệnh đau dạ dày có Hp thì bạn mới cần lo ngại vấn đề do viêm dạ dày hay thậm chí loét dạ dày, còn nếu không thì bạn không cần quá lo lắng, cơn ốm nghén có thể sẽ cải thiện khi bạn qua được 3 tháng đầu. Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống không được đảm bảo dinh dưỡng thì bạn nên dùng thêm các thuốc bổ sung cho bà bầu như thuốc Procare chẳng hạn, một số thành phần trong các thuốc như vậy cũng giúp giảm hiện tượng ốm nghén và bổ sung dưỡng chất bị thiếu khi mang thai.
Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh,
Lê thị hương says
E có chửa đc gần 3 tháng ,e hay có cảm giác đầy bụng ,ợ chua ,và ăn xong tất cả các món ăn đều có cảm giác bị chua mồm ạ. Có cách nào giúp giảm đầy bụng ợ chua k ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các triệu chứng bạn gặp phải như mô tả có thể là tình trạng ốm nghén trong thai kỳ, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo lắng nhé. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng khó chịu như sau:
– Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp giảm gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa. Thức ăn sẽ được tiêu hóa hết nên sẽ giảm các triệu chứng khó chịu
– Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Trong giai đoạn này, bạn nên ưu tiên các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, đồng thời hạn chế các loại thực phẩm giàu acid (hoa quả chua, nước uống có gas, cà phê….) hay các loại thực phẩm khô cứng, khó tiêu hóa. Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng từ đó hạn chế các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn….
– Nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe đồng thời nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tối đa căng thẳng, lo âu quá mức.
– Tập luyện phù hợp: Bạn cũng nên dành thời gian để thư giãn, luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp.
Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống không được đảm bảo dinh dưỡng thì bạn nên dùng thêm các thuốc bổ sung cho bà bầu như thuốc Procare chẳng hạn, một số thành phần trong thuốc cũng giúp giảm hiện tượng ốm nghén và bổ sung dưỡng chất bị thiếu khi mang thai.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Thuý nguyễn says
Bs cho con hỏi, hiện con có bầu được 9 tuần nhưng thử máu thì phát hiện cường giáp, với lại đây là lần thứ 2 con mang thai. Lần đầu con có thử máu thì bs nói con bị thelessmia. Nhưng do chồng khoẻ nên không sao.?vậy lần này con có đang điều trị bướu song song bs trị bướu có cho thuốc khi bik con mang bầu nhưng con k bik có ảnh hưởng đến em bé không ạ??? Xét nghiệm thì bảo con bị cường giáp ạ. Mong bs giúp con ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh do di truyền. Trường hợp của bạn chỉ mới phát hiện ra khi mang thai nên đó có thể là Thalassemia nhẹ, thể ẩn. Gen quy định bệnh lý này là gen lặn, do đó nếu như chỉ có bạn mang gen bệnh mà chồng không có gen bệnh thì khi sinh con ra đứa trẻ sẽ không thể hiện tính trạng của bệnh.
Đối với bệnh lý cường giáp, nếu như không kiểm soát tốt trong thai kì có thể dẫn tới dị tật ở trẻ sơ sinh, đẻ non hoặc chết lưu, biến chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, thuốc điều trị cũng có thể có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ. Chính vì vậy mà khi được phát hiện cường giáp bác sỹ sẽ cần đánh giá tình trạng của bạn thông qua các chỉ số xét nghiệm. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần theo dõi, nhưng nếu nặng thì việc dùng thuốc sẽ là cần thiết. Do đó bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ và thăm khám đúng hẹn để có thể kiểm soát tốt nhất, đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Hân says
Cho em hỏi em mang bầu được 10 tuần bị đắng miệng ăn k được gì, vậy khi nào mới hết tình trạng này. Em xin cám ơn.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kì. Từ tam cá nguyệt thứ 2 triệu chứng có thể giảm. Tuy nhiên điều này không đúng với tất cả mọi người, có người có thể không bị nghén, hoặc nghén trong suốt cả thai kì. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trần Thị Quỳnh says
BS cho e hỏi.e mang thai được 23 tuần không ốm nghén hay chướng bụng gì nhưng sáng ngủ dậy bị đắng miệng.e có bị sao không bs.?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Khi mang thai do sự thay đổi các hormon trong cơ thể có thể khiến cho một số bà mẹ có cảm giác đắng miệng, nhạt miệng, hoặc thậm chí có vị kim loại ở trong miệng. Như vậy triệu chứng của bạn là hoàn toàn bình thường nhé.
Chúc bạn một thai kì mạnh khỏe,
Huyen says
E đang miệng khi mang bầu
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn đang mang thai tháng thứ mấy rồi? Phụ nữ mang thai có thể gặp triệu chứng ốm nghén, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kì, trong đó có thể có biểu hiện thay đổi vị giác, đắng miệng, ăn không ngon. Nếu chỉ có triệu chứng đắng miệng thì bạn không cần lo lắng, có thể bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt. Trường hợp đắng miệng kèm theo các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, hay ợ nóng, buồn nôn…hoặc có tiền sử bệnh dạ dày trước đây thì nên tham vấn thêm với bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa nhé.
Chúc bạn một thai kì mạnh khỏe,