Thưa bác sỹ tôi bị viêm loét dạ dày dương tính thế uống chè dây nhưng ko theo phác đồ thuốc tây vậy có khỏi không ạ?
(Nguyễn Thành Nam, 46t)
Trả lời
Đáp:
Chào bạn Nam,
Dạ dày của chúng ta luôn có một lớp màng nhày để bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của dịch tiêu hóa (acid, pepsin), các vi sinh vật hoặc tổn thương vật lý khác. Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây bệnh, chẳng hạn do sử dụng các thuốc NSAIDs, rượu bia làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là Hp).
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất dẫn tới bệnh lý dạ dày và có mối liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện của viêm teo niêm mạc dạ dày, u MALT, ung thư dạ dày. Do vậy để điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thì cần làm 2 việc song song: thứ nhất là tiêu diệt vi khuẩn HP (loại bỏ tác nhân gây bệnh) và thứ 2 là sử dụng các thuốc giảm tiết dịch dạ dày, che phủ niêm mạc dạ dày để bảo vệ vùng tổn thương khỏi sự tấn công của dịch vị. Vì thế mà một phác đồ tiêu chuẩn theo khuyến cáo sẽ gồm nhiều loại thuốc khác nhau, trong đó có cả kháng sinh và thuốc giảm tiết acid dạ dày.
Công dụng của trà xanh với bệnh lý dạ dày
Thành phần chính của trà xanh là tanin. Đó là các hợp chất polyphenol, gồm 7 catechin, trong đó nổi bật nhất là EGCG. Các hợp chất polyphenol có khả năng chống oxy hóa, do đó có thể giúp hỗ trợ giảm viêm dạ dày. Đồng thời chúng cũng có tác dụng làm săn se niêm mạc, giúp vùng tế bào bị tổn thương nhanh lành hơn. Do đó sử dụng trà dây thường xuyên có thể giúp hỗ trợ giảm triệu chứng viêm dạ dày. Tuy nhiên, khi bạn đã có loét dạ dày thì một loạt các sản phẩm của dây chuyền phản ứng viêm, cùng với sự tấn công mạnh mẽ của acid dịch vị vào vùng niêm mạc tổn thương không được che chắn sẽ làm cho vùng tổn thương bị nặng lên nhanh chóng, acid có thể tấn bào mòn dần qua lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ niêm và thậm chí gây thủng dạ dày. Khi đó các hợp chất có trong trà xanh với hàm lượng không nhiều và tác động yếu rất khó có thể một mình giải quyết được vấn đề.
Khía cạnh thứ hai mà hiện nay có nhiều người đang nhầm lẫn đó là tác dụng của trà xanh trên vi khuẩn Hp. Mặc dù thực nghiệm trên động vật cho thấy hoạt chất EGCG trong trà xanh có tác dụng ngăn ngừa xâm nhiễm, thậm chí làm giảm tải lượng Hp. Tuy nhiên khi nghiên cứu sử dụng trên người lại không thấy có hiệu quả, nghĩa là không có ý nghĩa trên lâm sàng. Lý do được cho là bởi vì thời gian lưu của hợp chất trà xanh trong dạ dày người quá ngắn, không đủ để tạo ra tác dụng trên vi khuẩn Hp. Chính vì thế mà khi bạn đã nhiễm Hp thì sử dụng trà xanh thông thường không chứng minh được hiệu quả tiêu diệt hay phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Như vậy, trường hợp của bạn tốt nhất nên điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ với một phác đồ chuẩn để sớm khỏi bệnh và tránh để xảy ra các biến chứng. Còn trà dây chỉ là giải pháp hỗ trợ giúp giảm viêm dạ dày, không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh.
Chúc bạn sớm điều trị thành công!
DS. Minh Tâm
Nguyễn công thìn says
Chào bác sĩ.
Cho em hỏi.em bị viêm dạ dày ( niêm mạc viêm phù nề,sung huyết theo phân loại Sydney cải tiến,sung huyết hang môn vi).vi rút HP dương tính.em đã điều trị Hp với viêm dạ dày nhưng vẫn còn viruts hp khi tét hơi thở: S1 là 3.9:S2 là 3.8:Dalta là 2.7. Cho em hỏi em cần điều trị tiếp vi rút Hp không.em vẫn còn bị đầy hơi.ợ chua.thỉnh thoảng bụng vẫn đau lâm râm.em mong nhận được sự tư vẫn của bác sĩ.em xin chân thành cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Theo kết quả xét nghiệm thì bạn vẫn còn nhiễm HP với tải lượng rất thấp, gần đạt ngưỡng âm tính. Tuy nhiên, do các triệu chứng vẫn còn chứng tỏ mức độ tổn thương trong dạ dày chưa thuyên giảm nhiều, do đó bạn nên tiếp tục tiệt trừ HP với một phác đồ mới mạnh hơn. Để tăng cường khả năng điều trị thành công, giảm tính kháng thuốc của vi khuẩn bạn có thể phối hợp thêm kháng thể kháng HP (OvalgenHP) ngay khi bắt đầu điều trị với phác đồ mới.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc bạn cũng chú ý tới các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có gas và đồ ăn chua, cay, không thức khuya để bệnh mau khỏi nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trang phạm says
Tôi có bầu sắp sanh sanh xong tôi có thể vừa cho con bú vừa uống kháng sinh trị hp ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp nhiễm khuẩn HP khi đang cho con bú bạn không thể sử dụng các kháng sinh để diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP vì những thuốc này có thể bài tiết qua sữa ảnh hưởng tới em bé bú mẹ. Mục tiêu điều trị trong trường hợp của bạn là kiểm soát triệu chứng và phục hồi phần nào niêm mạc tổn thương, ngăn chặn tiến triển của bệnh. Bạn có thể sử dụng kháng thể kháng HP là OvalgenHP (GastimunHP) với liều 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần để giúp giảm tải lượng vi khuẩn HP và làm lành niêm mạc dạ dày tốt hơn. Kháng thể OvalgenHP là loại kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà có thể dùng an toàn cho phụ nữ mang thai, cho con bú.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Tạ xuân duy says
Bác sĩ cho e hỏi, e bị viêm dạ dayg và hp, đã uống thuốc theo phác đồ, nhưng chưa đi khám lại, nhưng có hôm đau có hôm không, nhue vậy lag chưa hết hp ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng đau vẫn còn cho biết bạn vẫn còn viêm dạ dày và cần tiếp tục điều trị. Còn việc HP còn hay hết thì bạn bắt buộc phải làm xét nghiệm mới đánh giá được nhé. Bạn nên tái khám theo đúng lịch hẹn để làm xét nghiệm kiểm tra lại. Trong trường hợp chưa diệt trừ hết HP, có nguy cơ kháng thuốc thì bạn cần tiếp tục điều trị bằng một phác đồ mới hoàn toàn, phối hợp cùng kháng thể kháng HP là OvalgenHP trong 2-4 tuần để nâng cao khả năng diệt trừ HP thành công, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Chúc bạn sớm điều trị thành công,
Hong phúc says
Cho e hỏi , e bị nhiễm hp dương tính khi xét nghiệm máu và tét hơi thở , bác sĩ có kê đơn thuốc cho e, liệu trình hai tuần , nhưng khi uống vào , lại đau thêm , không biết có phải tác dụng phụ hay hiệu quả của thuốc, e tạm thời dừng thuốc , vậy có sao không bác sĩ . Em cảm ơn!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong quá trình điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện nặng hơn trong một vài ngày đầu điều trị, sau đó sẽ giảm dần.
Khi bạn gặp tác dụng không mong muốn của thuốc cần liên hệ lại với bác sỹ để kiểm tra mức độ nghiêm trọng và có phương án xử trí: tiếp tục điều trị hoặc ngừng loại thuốc đó, thay thế bằng thuốc khác. Việc tự ý ngừng thuốc giữa chừng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn HP kháng kháng sinh, dẫn tới việc điều trị sau này trở nên khó khăn hơn rất nhiều bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe,