Chào bác sĩ em năm nay 39 tuổi đi khám bệnh được nội soi họng, thực quản, dạ dày bác sĩ kết luận là: Viêm trợt niêm mạc dạ dày – Viêm niêm mạc hành tá tràng, xét nghiệm máu có vi khuẩn H.polyry IgC dương tính chỉ số (2,03)
Bác sĩ kê đơn thuốc như sau:
1, Pykitlen- Kít : x 7 vĩ/ uống ngày 1 vĩ sáng 3 viên trước ăn 30′, tối trước ngủ 3 viên lúc đói
2, Brapanto40mg x 30 viên uống từ ngày thứ 8 uống tối trước ngủ 1 viên lúc đói.
3, Simegag- plus x 28 viên/ nhai nuốt sáng 1 viên, chiều 1 viên, tối 1 viên lúc đói
Vậy bệnh của tôi có nguy hiểm không, nếu không điều trị được hp sẽ có nguy hiểm gì? Phương pháp điều trị như vậy có phù hợp không mong bác sĩ tư vấn giúp ạ.
Trả lời
Chào bạn,
Kết quả nội soi của bạn có tổn thương ở vùng tá tràng, hầu như tất cả các trường hợp có tổn thương vùng tá tràng đều liên quan tới nhiễm khuẩn Hp. Trong trường hợp này việc tiệt trừ vi khuẩn Hp là điều kiện tiên quyết để điều trị bệnh và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Để tiệt trừ Hp bạn cần sử dụng phác đồ điều trị gồm tối thiểu 2 kháng sinh và 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày.
Trong đơn thuốc bạn được chỉ định có một bộ kít diệt Hp (Pykitlen kit), gồm 3 loại thuốc trong phác đồ diệt Hp đầu tay:
+ Rabeprazole 20 mg (thuốc ức chế tiết acid dạ dày)
+ Tinidazol 500mg (kháng sinh)
+ Clarithromycin 250mg (kháng sinh)
Tuy nhiên hàm lượng kháng sinh trong kit trên rất thấp, không đủ theo khuyến cáo. Hơn nữa, để đạt được hiệu quả điều trị thì mỗi loại thuốc trên không những cần uống đủ liều mà còn phải uống đúng thời điểm: thuốc ức chế tiết acid dạ dày uống trước ăn sang – tối 30-60′; kháng sinh uống sau ăn.
Như vậy theo chúng tôi, trước tiên bạn cần điều chỉnh lại đơn thuốc chuẩn theo phác đồ khuyến cáo. Bạn có thể tham khảo phác đồ chuẩn theo khuyến cáo hiện hành tại đây, hoặc gọi trực tiếp tới số hotline: 0981 966 152 / 0903 294 739 để được hướng dẫn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Kim Tuyến says
Tôi 36 tuổi khám ở ĐH y Hà Nội, kết quả bị nhiễm HP. Uống thuốc theo đơn bs kê khi khám lại thì không còn vi khuẩn HP nữa. Vậy tôi có tiếp tục uống thuốc không? Xin cảm ơn!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính là chính xác, bạn không còn nhiễm Hp nữa thì có 2 tình huống có thể xảy ra:
– Hết khuẩn Hp và dạ dày hết viêm loét, không còn triệu chứng: trường hợp này bạn không cần sử dụng thêm thuốc điều trị nữa. Tuy nhiên để phòng ngừa vi khuẩn Hp có thể tái nhiễm trở lại bạn có thể sử dụng thêm kháng thể ovalgenHP liều dự phòng 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại trong 2-3 tháng liên tiếp, một năm có thể dự phòng 3 đợt như vậy.
– Hết khuẩn Hp nhưng vẫn còn viêm loét dạ dày: khi đó bạn cần tiếp tục điều trị với thuốc ức chế tiết acid dạ dày, thuốc giảm triệu chứng và việc phòng ngừa tái nhiễm Hp rất cần thiết trong thời gian điều trị viêm dạ dày bởi khi dạ dày còn tổn thương thì vi khuẩn Hp lại càng dễ xâm nhiễm, gây hại và khiến cho việc điều trị kéo dài mà không khỏi.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Bui thi minh Hue says
Con nha e nam nay chau 5t.chau di kham bs chan doan la bi viem toan bo niem mac da day va hanh ta trang.clo.test.duong tính(ba cong) bs tu van cho e la con e bi benh j co dieu tri duoc khoi ko.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bé nhà bạn ở trong tình trạng viêm dạ dày nặng có nhiễm Hp(+++). Mặc dù thông thường, ở trẻ nhỏ rất hiếm khi có Ung thư dạ dày nhưng bạn cần điều trị sớm cho bé. Bệnh lý viêm dạ dày do nhiễm HP có thể điều trị khỏi với phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên việc điều trị HP ở trẻ nhỏ thường gặp nhiều khó khăn do trẻ khó tuân thủ điều trị theo chỉ định và đặc biệt là do vi khuẩn HP kháng thuốc dẫn đến thất bại trong điều trị. Do đó Bạn nên cho bé sử dụng GastimunHP liều tấn công ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn x 4 tuần cùng với phác đồ bác sỹ chỉ định để nâng cao khả năng tiệt trừ Hp của thuốc, chống lại Hp kháng thuốc.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Nguyễn Thị Nga says
tôi bị đặt sten mạch vành 1 chiếc và còn 1 nhánh bị hẹp 70% toi đang uống thuốc chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu cách đây 5 tháng tôi có nội soi dạ dày bị hang vị phù nề sung huyết nhẹ đến tôi dang uống thuốc nexium múp 40mg 3 tháng liền đây hiện giờ tôi chỉ bị thỉnh thoảng trong ngày bị căng ở bên bụng trái cả thang chỉ bị 3 ,4, lần hơi đau ở bụng bên trái vậy tôi có phải nội soi lại dạ dày không ạ và tôi tiếp tục uống lâu dài thuốc trên có được không ạ .
Chuyên gia tư vấn says
Chào chị Nga,
Thuốc chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu có tác động làm giảm lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, có thể dẫn tới viêm loét dạ dày. Chính vì vậy với các bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu lâu dài thì cần dự phòng bằng cách:
– Xét nghiệm và tiệt trừ vi khuẩn HP nếu có nhiễm.
– Sử dụng PPI kéo dài để dự phòng loét dạ dày.
PPI là nhóm thuốc ức chế bơm proton gồm các dược chất được sử dụng rộng rãi hiện nay như Esomeprazole (Nexium), Omeprazole, Rabeprazole…Nhìn chung đây là một nhóm thuốc có hiệu quả tốt và tỉ lệ tác dụng không mong muốn thấp so với nhiều nhóm thuốc khác. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào dài ngày cũng tiềm ẩn những nguy cơ, trong đó thì sử dụng PPI dài ngày có thể gây ra việc giảm hấp thu các khoáng chất (đặc biệt là giảm hấp thu Ca dẫn tới loãng xương, gãy xương đùi, xương hông; giảm hấp thu Mg dẫn tới co giật, loạn nhịp tim, hạ huyết áp) và tăng nguy cơ nhiễm trùng (Closstridium difficile – gây ra bệnh lý đường ruột). Do đó khi cần sử dụng PPI dài ngày chị nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa và theo dõi các chỉ số trong quá trình điều trị để bổ sung hoặc thay thế thuốc cho phù hợp.
Việc sử dụng PPI dài ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm teo niêm mạc dạ dày, đặc biệt khi có sự có mặt của vi khuẩn Hp thì nguy cơ mắc viêm teo dạ dày dẫn tới ung thư dạ dày tăng đáng kể. Do đó những người có nhiễm Hp mà phải sử dụng PPI kéo dài thì nên tiệt trừ để phòng ngừa vi khuẩn Hp gây tổn thương nặng hơn hoặc gây viêm teo niêm mạc dạ dày, gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Với biểu hiện triệu chứng của chị hiện tại chúng tôi khuyên chị nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám, nếu chưa làm xét nghiệm thì chị nên kiểm tra và tiệt trừ Hp nếu như có nhiễm.
Chúc chị mạnh khỏe,
tuan says
Chào bác si . Em nam nay 26 tuổi. E co trieu chung hôi mieng .mac du ngậm mieng lại nhung mọi nguoi vẫn cảm thay mui hôi cua e .e có tiền su bi viêm nuou .nha chu nhug di nha khoa chi cần cạo vôi rang la hết. Lần nay cao voi rang nhung mieng e ko đõ tí nao. E lo qa moj di kham o bv hoàn mỹ da lat.xet ngiem máu voi nôi soi dạ day. Thi bs moi nói e bị nhiem virus hp. Duong tính 5 phut.viem loet dạ day tá trang . Mac du bụng e chi hoi khó chiu nhung ít đau . Chi có 1 trieu chung rõ nhat la mui hôi . Vay cho e hỏi bac si co phải virus hp gay hoi ko? .em thac mac lam . Xin bs tu van cho e
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới triệu chứng hơi thở có mùi khó chịu như bệnh lý sâu răng, viêm lợi, bệnh lý đường hô hấp trên, bệnh lý dạ dày. Nếu bạn đã kiểm tra không có vấn đề gì về đường hô hấp và bệnh về răng miệng đã được khắc phục thì nguyên nhân có thể do vi khuẩn HP gây bệnh lý dạ dày.
Để hết hôi hôi miệng bạn cần điều trị tốt bệnh lý viêm loét dạ dày của mình.Để điều trị bệnh dạ dày do khuẩn Hp ba bạn cần tiệt trừ vi khuẩn Hp bằng một phác đồ tiêu chuẩn bao gồm tối thiểu 2 loại kháng sinh và một thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong 10-15 ngày. Lưu ý rằng hiện nay tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc xảy ra rất phổ biến nên bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng phối hợp phác đồ tiệt trừ Hp cùng kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp là OvalgenHP để tăng cường hiệu quả điều trị Hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Thông qua đó tình trạng hôi miệng của bạn sẽ được khắc phục,
Chúc bạn mạnh khỏe,