Kính chào Chuyên gia tư vấn!
Tôi may mắn tìm hiểu được trang web này, qua tham khảo tôi thấy rốt bổ ích và thiết thực. Xin Chuyên gia tư vấn cho gia đình tôi một việc như sau: Tôi có con là trẻ sơ sinh được 7 tháng tuổi và bú sữa Mẹ hoàn toàn, cháu đang tập ăn dặm được 1 tuần (Thức ăn dặm do nhà làm: ninh nước từ rau củ, sau đó lấy nước và gạo đem chưng thành cháo nhừ, tán nhuyễn cho cháu ăn). Bỗng dưng cháu bị sốt cao 40 độ, khám bệnh viện thì không bị viêm tai, mũi, họng. Thử máu thì không phát hiện gì, Bác sỹ chuẩn đoán bị nhiễm siêu vi. Hôm sau cháu bị nôn ói, đi cầu phân lỏng có dịch nhầy, gia đình có đi thử phân tươi thì phát hiện dương tính với HP. Xin cho tôi hỏi với trường hợp con của tôi thì có cách điều trị như thế nào không?
Rất mong nhận được sự tư vấn, phản hồi của Chuyên gia. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời
Chào bạn,
Triệu chứng như bạn mô tả ở bé chúng tôi cho rằng liên quan tới sốt siêu vi (do virus gây ra) nhiều hơn chứ chưa hẳn liên quan tới nhiễm khuẩn Hp. Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn rất quen thuộc đối với cơ thể người nên khi mới bị nhiễm thì không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Sau một khoảng thời gian cư trú lâu dài, có thể cộng hợp thêm nhiều yếu tố khác nữa thì vi khuẩn Hp mới gây ra bệnh lý dạ dày trên khoảng 20% số người nhiễm. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn Hp cũng phụ thuộc vào thời gian vi khuẩn Hp sinh sống trong dạ dày nên căn bệnh dạ dày ở trẻ em ít phổ biến hơn so với người lớn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh thì lại càng hiếm gặp. Nếu gặp thì thường là các ca bệnh liên quan tới việc sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm, corticoid ở mẹ hoặc trẻ. Như vậy thì ở đây kể cả đã phát hiện bé có nhiễm khuẩn HP thì bạn cũng nên theo dõi và khi bé lớn hơn, dễ dàng hợp tác uống thuốc hơn thì có thể cho bé sử dụng kháng thể kháng HP (OvalgenHP) để giảm tải lượng Hp dần về mức âm tính và phòng ngừa sớm nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Khi trẻ bị sốt do nhiễm siêu vi, các biểu hiện nôn ói và rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đi ngoài phân nhày) có thể xuất hiện khoảng 1 vài ngày sau khi sốt. Cách chăm sóc trẻ trong trường hợp này đó là bạn cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ, hạ sốt, chống co giật bằng cách chườm khăn hoặc sử dụng thuốc hạ sốt (paracetamol); thuốc chống co giật theo hướng dẫn của thầy thuốc, bổ sung dinh dưỡng, bù nước điện giải và vệ sinh mắt, mũi, họng bằng dung dịch nước muối sinh lý để tránh bị nhiễm khuẩn. Nếu không hạ sốt được bạn nên đưa bé vào bệnh viện để được bác sỹ theo dõi.
Chúc bạn và gia định mạnh khỏe
Hiền says
Chào bs,con mình dc hơn 3 tháng rồi.Cách đây hơn 1 tháng cháu bị chẩn đoán bị loạn khuẩn đường ruột.Mình đã cho cháu uống nhiều loại men vi sinh mà vẫn k thấy khỏi.bây giờ cháu vẫn bị đi phân nhầy và bọt.Mình đã ăn uống kiêng khem đường và hạn chế tinh bột.Mình vẫn cho con bú hoàn toàn.Mình phải làm sao đây ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ bé nhà bạn đi ngoài ngày mấy lần? Tuy nhiên với trẻ bé bú mẹ có thể đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày có thể 8-10 lần, phân lợn cơn, hoa cà hoa cải, có bọt, nhày nhưng không máu. Trẻ vẫn tăng cân, vui vẻ, bú giỏi thì hoàn toàn là biểu hiện bình thường. Hiện tượng bé đi phân nhày và có bọt có thể do đường ruột của trẻ còn non kém chưa hấp thu hết chất dinh dưỡng trong sữa mẹ nên thải ra ngoài gây tiêu lỏng, dần dần khi lớn hơn, tình trạng này sẽ cải thiện. Bạn không cần bổ sung gì cả mà cứ tiếp tục cho bé bú mẹ. Bên cạnh đó bạn nên chú ý không nên kiêng khem quá mức vì điều này vô tình làm giảm sức chống đỡ bệnh tật của bé, nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao.
Trường hợp nếu bé bú kém, không tăng cân thì bạn nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa nhi tuyến trung ương để thăm khám kiểm tra chính xác nguyên nhân và có chỉ định điều trị phù hợp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.