Tôi thăm khám tại Viện sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn và được chuẩn đoán nhiễm vi rút Helicobacter Pylori, dương tính 2.63, và bác sĩ đưa ra kết luận bị viêm da. Tôi cũng bị đau dạ dày và cũng bị nổi mẫn ngứa. Vậy các bác sĩ có thể cho tôi biết, việc bị nhiễm vi rút HP có phải là nguyên nhân dẫn đến hai triệu chứng trên không ạ? Vì đau dạ dày thì tôi bị mấy năm nay rồi còn việc nỗi mẫn ngứa thì chỉ mới trong 1 năm trở lại đây thôi ạ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời
Chào bạn,
Hiện nay mới chỉ có các bằng chứng chắc chắn cho thấy vi khuẩn Hp có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày như: Viêm dạ dày tá tràng, Loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày, Thiếu máu thiếu sắt…
Các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa mày đay mạn tính với nhiễm khuẩn Hp, nhưng chưa có đủ bằng chứng chắc chắn nhiễm HP có gây ngứa hay không. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng, nếu đã làm các xét nghiệm mà không tìm được nguyên nhân gây dị ứng nào khác mà lại tìm thấy vi khuẩn Hp thì bác sỹ vẫn có thể cân nhắc tiệt trừ cho bệnh nhân.
Mặt khác bạn có nhiễm HP và có bệnh lý dạ dày thì nhất thiết bạn nên tiệt trừ HP triệt để với phác đồ điều trị phù hợp.
Bạn có thể gửi lại đơn thuốc để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn,
Chúc bạn mạnh khỏe,
Phuong Mai says
Xin chào Bác sỹ.
kết quả xét nghiệm của tôi như sau:
HP Test-IgG (elisa) : Pos236.06U/ml
Xin giải thích tình trạng bệnh lý và cách điều trị.
cám ơn Bác sỹ nhiều.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kết quả xét nghiệm: IgG pos 236,06 U/ml cho thấy trước đây bạn đã từng nhiễm HP, hiện tại muốn kiểm tra xem có nhiễm HP hay không thông qua chỉ số: IgM, Nếu IgM<30 U/ml thì hiện tại bạn không nhiễm HP, nếu IgM> 30 U/ml thì chứng tỏ bạn có nhiễm HP.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu kiểm tra Hp có độ tin cậy không cao và cũng không phải là cơ sở đánh giá bạn có bệnh lý dạ dày hay không. Do đó nếu bạn hoàn toàn không có triệu chứng bệnh dạ dày và gia đình không ai mắc ung thư dạ dày thì có thể yên tâm, không cần thăm khám kiểm tra và điều trị. Trường hợp có triệu chứng của bệnh dạ dày thì nên nội soi và làm xét nghiệm có độ tin cậy cao hơn (clotest, xét nghiệm phân, test thở) để chuẩn đoán chính xác đồng thời có chỉ định điều trị phù hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Van says
Mình bị viêm dạ dày,hp+,khi bác sĩ kê đơn trong đó có thuốc omeprazole 40mg uống một ngày một lần..mình uống chưa đến 10 ngày thì bị tim đập nhanh,đánh trống ngực,hồi hộp phải vào viện.bác sĩ đã làm các xét nghiệm ,siêu âm tim thì các chỉ số vẫn bình thường.họ khuyên em về ngưng uống thuốc dạ dày omeprazole thử coi sao..và em hết bị tim đập nhanh thật…chuyện là em uống thuốc dạ dày chưa đủ một liệu trình nên phải qua phòng khám xin thêm thuốc..lần này bác sĩ vẫn kê đơn có omeprazole 40mg…em cũng không để ý lắm,dùng đc 2 ngày thì thấy lại bị như cũ..em muốn hỏi em bị dị ứng thuốc này thì thay thế bằng thuốc gì cho đảm bảo hiệu quả điều trị? Và omeprazole 20mg, omeprazole 40mg giống nhau về thành phần đúng không ạ,khác về lượng thôi phải không ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bạn khi sử dụng thuốc giảm tiết acid Omeprazlol gặp tác dụng phụ làm tim đập nhanh, đánh trống ngực
Theo khuyến cáo điều trị viêm dạ dày do nhiễm HP có sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày nhóm PPI( omeprazol, esomeprazol, lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol) Trường hợp nếu khi sử dụng omeprazol bạn gặp những tác dụng phụ gây tim đập nhanh, hồi hộp thì có thể lựa chọn một trong các PPI sau: lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol
Thuốc Omeprazol 20 mg và Omeprazol 40 mg bản chất là 1 chỉ khác nhau về hàm lượng. Nếu bạn có gặp phải tác dụng không mong muốn đến nhịp tim khi sử dụng Omeprazol thì khi thăm khám bạn nên đề cập cho bác sỹ để có chỉ định sử dụng thuốc phù hợp cho bạn,
Chúc bạn mạnh khỏe,
Ngọc says
Thưa Bác sĩ cho em hỏi ạ: e đang cho con bú được 3 tháng thì e bị đau dạ dày có HP, bác sĩ cho e uống thuốc Dogastrol, Praverix, Volfacine, Gelactive , Bác cho e hỏi, e uống thuốc cách bao nhiêu giờ thì cho bé bú được. Em xin cảm ơn ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn được chỉ định phác đồ diệt HP gồm 2 kháng sinh (Praverix, Volfacine) và 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày Dogastrol. Các thuốc trên đều bài tiết qua sữa mẹ nên có thể ảnh hưởng tới em bé đang bú mẹ. Do đó nếu bạn bắt buộc phải điều trị theo phác đồ trên thì cai sữa cho bé. Các thuốc trên có thời gian bán thải ngắn lâu nhất là 6-8 h, tuy nhiên để đảm bảo an toàn sau khi ngưng thuốc 24h sau bạn có thể cho bé bú trở lại.
Trường hợp nếu bạn không muốn cai sữa cho bé thì có thể sử dụng kháng thể OvalgenHP ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn x 6-12 tuần nhằm giảm dần tải lượng HP về âm tính thông qua đó giúp giảm viêm và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý dạ dày. OvalgenHP có tác dụng lên vi khuẩn HP tại niêm mạc dạ dày không hấp thu vào máu, không qua hàng rào nhau thai và sữa mẹ nên bạn đang cho con bú có thể sử dụng an toàn.
Ngoài ra để giảm đau tạm thời bạn có thể sử dụng thuốc Gelactive an toàn cho bạn khi đang cho con bú
Chúc bạn mạnh khỏe,